Y tế - Văn hóaThư giãn

Lai lịch chữ “Song Hỷ”

Tạp Chí Giáo Dục

T bao đi nay, hôn nhân bao gi cũng đưc xem là s kin trng đi nht trong đi mi ngưi. Trong li, Vit Nam cũng như Trung Quc, ngưi ta thưng trang trí ch “Song H” màu đ. H tiếng Hán có nghĩa là “mng, vui”. Ch “Song H” do hai ch H ghép li – hai nim vui ln.

Trong l cưi,  Vit Nam cũng như Trung Quc, ngưi ta thưng trang trí ch “Song H” màu đ

Theo truyền thuyết dân gian, tập tục này có liên quan đến Vương An Thạch (1021-1086). Ông là một nhà chính trị, nhà biến pháp nổi tiếng thời Bắc Tống (Trung Hoa). Năm 23 tuổi từ nhà lên kinh đô dự thi, trên đường đi qua thị trấn nhỏ Biện Kinh (vùng Khai Phong, tỉnh Hà Nam – Trung Quốc ngày nay), ngang ngõ nhà viên ngoại họ Mã thấy dán trước cổng một câu đối kén chồng, đã treo hơn nửa năm mà không ai đối được. Câu đối như sau: “Ngọc đế thành binh, phong thương vũ tiễn, lôi lì thiềm cổ, thiên tác chứng” (nghĩa: ngọc đế hành binh, giáo tên như gió mưa, cờ mở trống giống như sấm như sét, trời làm chứng). Vương An Thạch đọc vế đối liền vỗ tay nói: “đối được, đối được”. Nhưng vì ngày mai phải vào thi, nên Vương lên đường ngay và hẹn ngày trở lại để đối.

Ở trường thi, ông tỏ ra là người có tài đức, quan chủ khảo thấy Vương còn trẻ tuổi mà tài hoa xuất chúng, liền truyền Vương đối diện khẩu khí. Chủ khảo chỉ vào một lá cờ có thêu rồng bay và ra câu đối cho ông “Long vương thiết yến, nguyệt chúc tinh đăng, sơn thực hải tửu, địa vi môi” (nghĩa: Long vương thiết tiệc, đuốc đèn sáng như trăng như sao, uống rượu nhiều như núi như biển, đất làm mối). Vương An Thạch chẳng phải suy nghĩ lâu, nhớ đến câu đối đã ra nhà Mã viên ngoại đem đối với câu này thì rất chỉnh, bèn ứng khẩu đối ngay khiến quan chủ khảo vô cùng thán phục, không ngớt lời khen ngợi, chú ý đến ông và sau chấm lấy ông đỗ đầu bảng.

Thi xong, Vương An Thạch trở về nhà đi ngang nhà họ Mã, gia đình Mã viên ngoại đã chờ sẵn, ra tận cửa đón ông vào, hàn huyên thân thiết và liền mang bút mực ra mời ông đối. Chẳng phải suy nghĩ, Vương vội vung bút viết ngay câu của quan chủ khảo để đối lại. Câu đối như thần, nét bút như rồng bay phượng múa, Viên ngoại bèn gả ngay cô con gái quý của mình cho Vương An Thạch. Lễ thành hôn được định ngày tổ chức ngay trong trang trại của nhà họ Mã. Đúng lúc cô dâu chú rể hân hoan bái lạy tạ ơn trời đất, bỗng có thám mã cưỡi ngựa đến báo tin vui: “Vương đại nhân quan tinh cao chiếu, kim bảng đề danh, đỗ đầu trạng nguyên, Hoàng thượng triệu kiến, xin mời ngày mai vào kinh dự tiệc”. Mã viên ngoại nghe tin, sung sướng vô cùng, sai mở tiệc lớn ăn mừng. Cô dâu thủ thỉ với chồng: “Vương lang tài cao học rộng, nhất cữ thành danh, đêm nay lại động phòng hoa chúc, thật là đại đăng khoa và tiểu đăng khoa, song hỷ lâm môn”. Vương nghe xong cả vui, cảm xúc cầm bút viết ngay lên tờ giấy hoa tiên đỏ chói hai chữ Song Hỷ và ngâm một bài thơ: Xảo đối liên thành hồng song hỷ, thiên môi địa giới chứng kết ti la/Kim bảng đề danh động phòng dạ, tiểu đăng khoa dữ đại đăng khoa (nghĩa là: Câu đối khéo thành hồng song hỷ, trời làm mối, đất làm chứng/ Kết tơ duyên, bảng vàng có tên, đêm động phòng tiểu đăng khoa và đại đăng khoa).

Từ đó về sau hình thành tục dán chữ Song Hỷ ở các phòng cưới.

Ở một số địa phương Trung Quốc, như vùng Sơn Đông, người ta có tập tục dán ngược chữ Song Hỷ. Sỡ dĩ có tập tục này là do hiện tượng đồng âm trong tiếng địa phương của vùng này. Trong tiếng địa phương, chữ “đảo” (ngược) đồng âm với chữ “đáo” (đến, với). Chữ Song Hỷ dán ngược tức là song hỷ đáo, là niềm vui to lớn, hạnh phúc đến. Tương tự người ta dán ngược chữ Phúc, Tài, Lộc… trong các dịp lễ tết.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, tục cưới xin dần dần cũng có những chuyển biến phù hợp với nếp sống hiện đại. Nhưng tập tục dán chữ Song Hỷ vẫn là một hình thức trang trí không thể thiếu, nó trở thành một mỹ tục trong lễ cưới. Và điều thú vị hơn, nét đẹp văn hóa đó lại được thiết kế trên những con tem nhỏ bé thay cho lời chúc mừng tốt đẹp nhất trong ngày vui trọng đại này.

Hiếu Trung

 

Bình luận (0)