Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lãi suất huy động giảm sâu, giá vàng “nhảy múa”: Tiền nhiều để làm gì?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

So vi nhng tháng cui năm 2022 và đu năm 2023 thì lãi sut huy đng hin nay đã gim ti 30-50%. Mc lãi sut trên 9%/năm đã đưc thay bng trên 5%/năm đi vi k hn 12 tháng. Cùng vi đó, thi gian gn đây giá vàng c lên xung như cơm ba. Theo đó, vi nhiu ngưi có tin nhàn ri c loay hoay không biết gi tiết kim hay mua vàng…


Gi tiết kim vn là s la chn an toàn đi vi nhiu ngưi trong thi đim này dù lãi sut huy đng đã chm đáy

Đ mt tìm lãi sut 6%/năm

Theo ghi nhận của phóng viên, lãi suất kỳ hạn 1 tháng đến 24 tháng của các ngân hàng cổ phần thương mại hầu hết đang ở mức 3,3%/năm đến 6,5%/năm. Chẳng hạn, SaigonBank có mức lãi suất huy động là 3,4%/năm/kỳ hạn 1 tháng, 3,6%/năm/kỳ hạn 3 tháng, 5,2%/năm/kỳ hạn 6 tháng, 5,4%/năm/kỳ hạn 9 tháng, các kỳ hạn 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng đều có mức lãi suất 5,6%/năm. Hồi cuối năm 2022 và đầu năm 2023, SaigonBank là một trong số những ngân hàng có mức lãi suất lên tới 9,5-10%/năm/kỳ hạn 12-13 tháng. Hay như SCB đã từng tiên phong đưa ra mức lãi suất huy động lên tới 9,5%/năm vào những tháng cuối năm 2022 nhưng hiện nay ngân hàng này đã hạ nhiệt lãi suất xuống sâu. Cụ thể, kỳ hạn 1 và 3 tháng đều có lãi suất 4,5%/năm, kỳ hạn 6 tháng 5,3%/năm, kỳ hạn 9 tháng 5,4%/năm, kỳ hạn 12, 18 và 24 tháng là 5,6%/năm.

Có thể nói ABBank là ngân hàng cổ phần thương mại đang có mức lãi suất huy động thấp nhất. Cụ thể, kỳ hạn 1 tháng là 3,45%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 3,65%, kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng cao nhất là 4,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng còn 4,2%/năm, kỳ hạn 18 và 24 tháng là 4,1%/năm.

Những ngân hàng có lãi suất từ 6%/năm khá là hiếm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, đỏ mắt phóng viên mới tìm được 1 ngân hàng, đó là Sacombank. Cũng tại ngân hàng này, lãi suất kỳ hạn 18 tháng là 6,2%/năm, 24 tháng là 6,3%/năm.

Với lãi suất 6%/năm cũng có lác đác vài ngân hàng áp dụng cho kỳ hạn 18 và 24 tháng. Chẳng hạn, PGBank là 6,2% và 6,3%/năm; PublicBank là 6,5 và 6%/năm; PVcomBank đều là 6%/năm; MB là 6 và 6,5%/năm; Kienglong đều là 6%/năm; SHB – 6%/năm; VietBank – 6,3%/năm.

Mức lãi suất nói trên áp dụng cho khách hàng gửi tại quầy giao dịch; còn gửi online thì lãi suất cao hơn một chút nhưng nhìn chung vẫn là thấp – thậm chí còn thấp hơn giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát.

Cụ thể, gửi online cho kỳ hạn 12, 18 và 24 tháng tại Ngân hàng Bảo Việt có lãi suất tương ứng là 6,1 – 6,4 – 6,4%/năm; CBBank là 6 – 6,1 – 6,1%/năm; PVcomBank là 6,2 – 6,5 – 6,5%/năm; Sacombank là 6,2 – 6,4 – 6,5%/năm…

Riêng 4 big bank thì lãi suất huy động “khiêm tốn” hơn. Trong đó, thấp nhất là Vietcombank, kỳ hạn 1 tháng lãi suất chỉ có 2,8%/năm, 3 tháng là 3,1%/năm, 6 và 12 tháng là 4,1%/năm, 18 và 24 tháng là 5,1%/năm; 3 big bank còn lại là VietinBank, BIDV và Agribank đều có cùng mức lãi suất huy động. Theo đó, lãi suất 3%/năm/kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng là 3,3%/năm, 6 và 9 tháng là 4,3%/năm, 12, 18 và 24 tháng là 5,3%/năm. Mức lãi suất này áp dụng gửi tại quầy giao dịch.

Dự báo, mức lãi suất huy động sẽ còn tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm để giảm lãi suất cho vay…

“Kênh” ngân hàng vn là an toàn nht

Vợ chồng ông Nguyễn Hữu Đại (Q.1, TP.HCM) – cán bộ hưu trí – vừa tất toán sổ tiết kiệm ở OCB. Cầm số tiền gần 500 triệu đồng cả gốc và lãi, ông Đại loay hoay không biết có nên tiếp tục gửi ngân hàng hay không vì lãi suất giảm quá giảm.

“Hiện lãi suất của các ngân hàng đều giảm sâu, chỉ bằng 60-70% mức lãi suất hồi cuối năm ngoái mà tôi đã gửi. Chẳng hạn tại OCB, tháng 11-2022 khi tôi gửi tiết kiệm 450 triệu đồng kỳ hạn 12 tháng có mức lãi suất là 8%/năm; nhưng nay cũng với số tiền và kỳ hạn này thì lãi suất chỉ còn 5,5%/năm, giảm 2,5%/năm…”, ông Đại nói.

Ngược lại, vợ ông là bà Lê Thị Hương (cũng là cán bộ hưu trí) thì muốn gửi ngân hàng. Bà Hương cho rằng, hai vợ chồng có tuổi rồi, buôn bán thì không biết, cho vay bên ngoài tuy lãi cao nhưng nguy cơ bị giật cao; mua vàng thì giá cứ nhảy múa từng ngày, thậm chí từng giờ – sáng một giá, chiều một giá.

“Tốt nhất vẫn là gửi ngân hàng. Lãi suất tuy có giảm so với cuối năm 2022 và đầu năm 2023 nhưng so với thời gian trong và sau dịch Covid-19 thì mức lãi suất này cũng không hẳn là quá thấp. Đó là chưa kể so với lạm phát thì lãi suất vẫn cao. Tuy nhiên, thay vì gửi kỳ hạn 12 tháng như trước thì nên gửi kỳ hạn 6 tháng. Kỳ hạn ngắn thì nhanh tất toán, lúc đó có thể lãi suất huy động sẽ cao hơn bây giờ…”, bà Hương chia sẻ.

Sau cùng thì vợ chồng ông Đại quyết định gửi toàn bộ số tiền gần 500 triệu đồng tại OCB kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 5,1%/năm.

Vừa trả mặt bằng 2 căn shophouse ở Q.7 và TP.Thủ Đức, anh Trần Văn Tùng (Q.7) lấy lại 1,5 tỷ đồng tiền đặt cọc. Theo đó anh quyết định gửi ngân hàng kỳ hạn… 1 tháng.

“Tôi gửi ở Nam Á Bank vì lãi suất kỳ hạn 1 tháng ở đây khá là cao so với các ngân hàng khác – 4,65%/năm. Tôi là dân kinh doanh nên chọn gửi kỳ hạn ngắn vì có thể cần tiền bất kỳ lúc nào. Nếu gửi kỳ hạn dài, khi cần rút sớm thì sẽ mất lãi. Mua vàng cũng là một cách hay nhưng hiện nay giá vàng lên xuống thất thường, có thể mất cả chục triệu đồng trong một ngày. Vì vậy, “kênh” ngân hàng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất lúc này…”, anh Tùng cho biết.

Lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu giảm từ tháng 5-2023 đến nay, và lần sau giảm nhiều hơn lần trước. Tuy nhiên điều này cũng không khiến người dân có tiền nhàn rỗi giảm gửi tiết kiệm. Thực tế là trong năm 2023, do ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế, nhất là chứng khoán, bất động sản… nên “kênh” ngân hàng vẫn là ưu tiên hàng đầu của nhiều người.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng của người dân lẫn tổ chức kinh tế đều tăng lên mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 8-2023. Trong đó, tiền gửi của dân cư vào tháng 8 nhích thêm 43.700 tỷ đồng so với tháng 7, tăng trưởng 9,68% kể từ đầu năm 2022, đạt 6,43 triệu tỷ đồng; Tiền gửi của tổ chức kinh tế tháng 8 tăng thêm 103.500 tỷ đồng so với tháng 7, lên mức 6,01 triệu tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 1% kể từ đầu năm.

Cũng theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đã cao hơn 3 lần so với cả năm 2015, cao hơn 1,6 lần so với cả năm 2019 – khi dịch bệnh Covid-19 chưa bùng phát ở nước ta. Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2023 là 6,43 triệu tỷ đồng, cả năm 2015 là 2,124 triệu tỷ đồng, năm 2019 là 3,963 triệu tỷ đồng; Đối với cư dân, tiền gửi cả năm 2015 là 2,972 triệu tỷ đồng, năm 2019 là 4,830 triệu tỷ đồng, trong khi chỉ 8 tháng đầu năm nay đã lên tới 6,010 triệu tỷ đồng. Từ thực tế này có thể thấy, tiền “chảy” vào ngân hàng đang tăng từng năm, nhất là năm nay…

Hà Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)