Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lãi suất tiền gửi cao: Tiền nhàn rỗi nhiều cơ hội sinh lời

Tạp Chí Giáo Dục

Liên tc my tháng nay, các ngân hàng đua nhau tăng lãi sut tin gi. Mc lãi sut trên 9%/năm đã không còn là hàng hiếm, thm chí mt s ngân hàng nâng mc lãi sut lên ti 2 con s


Nhiu ngân hàng có mc lãi sut tin gi trên 9%/năm cho k hn 12 tháng

Lãi sut 3 tháng gn bng 12 tháng

Hiện nay mức lãi suất tiền gửi tại quầy của các ngân hàng cổ phần thương mại đều từ 8% – 10%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Cao nhất phải kể đến PGBank, SaigonBank – 10%; kế đến là SCB – 9,95%; DongABank – 9,75%; BaoVietBank, VPBank, NCB, Sacombank, Techcombank, Nam A bank, OCB, GPBank, VietCapitalBank có mức lãi suất từ 9,1 đến 9,5%…

Thậm chí cả 4 big bank là VietinBank, Agribank, BIDV, Vietcombank cũng có mức lãi suất tiền gửi không hề thấp – đồng loạt là 7,4%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.

Với kỳ hạn 6 tháng, nhiều ngân hàng ngoài quốc doanh cũng tung mức lãi suất vô cùng hấp dẫn. Dẫn đầu là SCB – 9,9%/năm; SaigonBank – 9,6%/năm; DongABank – 9,35%/năm; PGBank và GPBank – 9,3%/năm; KienlongBank và BaoVietBank – 9,1%/năm; Techcombank, NCB và OCB – 9%/năm; các ngân hàng như VPbank, NamA Bank, VietCaptalBank, VIB, BACA Bank, VietABank, Sacombank, Oceanbank, SHB có mức lãi huy động từ 8,12 – 8,9%/năm…

Về phía 4 ngân hàng quốc doanh, Agribank có mức lãi cao nhất – 6,1%/năm; 3 ngân hàng còn lại cùng mức lãi là 6%/năm.

Không chỉ tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài mà các ngân hàng cũng đua nhau tăng lãi suất kỳ hạn ngắn – 3 tháng. Phần lớn các ngân hàng ngoài quốc doanh đều ghi nhận mức lãi suất huy động là 6%/năm; 4 ngân hàng quốc doanh cũng “đu theo” ở mức 5,4%/năm.

Chị Hương Thảo (giáo viên tiểu học ở Q.7, TP.HCM) cho biết: “Mức lãi suất 5,4%/năm cho kỳ hạn 3 tháng của VietinBank bây giờ gần bằng với mức lãi suất 12 tháng hồi đầu năm. Đầu tháng 3-2022, tôi gửi 150 triệu đồng ở VietinBank kỳ hạn 12 tháng nhưng lãi suất chỉ có 5,8%/năm. So sánh với mức lãi suất bây giờ, tiếc đứt ruột. Phải chi lúc ấy tôi gửi kỳ hạn ngắn 3 tháng thì bây giờ đáo hạn đã được hưởng lãi suất cao rồi. Mấy lần tôi tính rút rồi gửi lại để lấy lãi suất cao nhưng ông xã nói rút trước hạn coi như mất hết lãi. Vì vậy nên cố đợi thêm vài tháng nữa sẽ tới ngày đáo hạn…”.

Không giống chị Hương Thảo, chị Thu Vân (nhân viên văn phòng ở Q.1, TP.HCM) chấp nhận mất lãi để rút sổ trước hạn.

“Tôi gửi 50 triệu đồng ở BIDV kỳ hạn 13 tháng với mức lãi suất 6,8%/năm từ năm 2015. Sau đó, tới kỳ đáo hạn, tôi không ra ngân hàng làm thủ tục tất toán nên nhân viên ngân hàng tự gia hạn cho sổ của tôi. Đến đầu tháng 9-2022 là đáo hạn, cũng như mọi năm, tôi để nhân viên ngân hàng tự gia hạn. Tuy nhiên, mới đây thấy lãi suất tiền gửi của các ngân hàng, nhất là ngân hàng ngoài quốc doanh tăng cao nên tôi quyết định tất toán sổ tiết kiệm trước hạn. Do sổ mới đáo hạn chưa tới 2 tháng nên số tiền lãi bị mất cũng chẳng đáng bao nhiêu…”, chị Thu Vân cho biết.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, những trường hợp như chị Thu Vân không phải ít. Phần lớn những người có sổ mới gửi dưới 4 tháng đều chấp nhận mất lãi và rút trước hạn để gửi lại với lãi suất cao hơn.

Anh Tuấn Hùng (công nhân Khu chế xuất Tân Thuận, Q.7, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi gửi hơn 100 triệu đồng ở PGBank hồi tháng 8-2020 kỳ hạn 12 tháng. Đến tháng 8 năm nay là đáo hạn lần 2. Nhân viên ngân hàng gọi điện hỏi tôi có tiếp tục đáo hạn không, tôi trả lời có. Tuy nhiên, gần cuối tháng 11, thấy lãi suất tăng thêm khoảng 2%/năm so với mức lãi trong sổ của mình nên tôi đã rút trước hạn và gửi lại. Mặc dù lãi suất tại PGBank cao nhất cho kỳ hạn 12 tháng là 10%/năm nhưng chỉ áp dụng cho số tiền gửi tối thiểu từ 200 tỷ đồng; còn mức 9,7%/năm chỉ áp dụng cho người từ 50 tuổi trở lên, tôi không thuộc 2 đối tượng này nên hưởng mức lãi 9,5%/năm…”.

Lãi sut gi online cao hơn gi ti quy

Có thể nói, hình thức gửi tiết kiệm online đang dần thay thế hình thức gửi tiết kiện tại quầy. Hiện nay tỷ trọng số hợp đồng tiền gửi online và gửi tại quầy của các ngân hàng gần như ngang nhau.

Nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định, gửi tiết kiệm online là hình thức tối ưu nhất. Hình thức gửi online rất phù hợp với thời đại công nghệ 4.0.

Đặc biệt, gửi tiết kiệm online có lãi suất cao hơn tại quầy. Nguyên nhân là do hình thức này giúp ngân hàng giảm được nhiều chi phí hoạt động, nâng cao tính cạnh tranh, thu hút khách hàng sử dụng các giao dịch không dùng tiền mặt. Đây cũng là xu thế chung được Nhà nước khuyến khích.

Hiện tại, lãi suất gửi tiết kiệm online cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy lên tới gần 3%/năm. Điều này mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho người gửi so với gửi tiết kiệm truyền thống. Vì lãi suất cao đồng nghĩa với việc người gửi sẽ có số tiền lãi cao và tối ưu khả năng sinh lời trên nguồn vốn nhàn rỗi.

Theo ghi nhận của phóng viên, lãi suất tiết kiệm theo hình thức online cao nhất thuộc về NCB – 10%, 10,05 và 10,35%/năm cho các kỳ hạn tương ứng 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng. Cũng là NCB nhưng nếu gửi tiết kiệm tại quầy lãi suất chỉ có 8,6, 8,7 và 9%/năm cho 3 kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng. Như vậy lãi suất gửi online cao hơn lãi suất gửi tại quầy là 1,4%/năm (kỳ 6 tháng), 1,35%/năm (kỳ hạn 9 và 12 tháng).

Hay như MSB, lãi suất gửi online các kỳ hạn 6, 9 và 12 tháng là 9%, 8,5%, 9,8%/năm; trong khi đó lãi suất gửi trực tiếp tại quầy giảm đáng kể – 6,5%/năm (6 tháng), 6,1%/năm (9 tháng) và 7%/năm (12 tháng). Theo đó chênh lệch giữa gửi online và tại quầy là 2,5%/năm (kỳ 6 tháng); 2,4%/năm (kỳ 9 tháng), 2,8%/năm (kỳ 12 tháng).

Ngay cả ngân hàng quốc doanh là VietinBank cũng có mức chênh lệch lớn giữa gửi online và tại quầy. Cụ thể, kỳ hạn 6 tháng, gửi online có lãi suất là 7,8%/năm, còn tại quầy là 6%/năm – chênh lệch 1,8%/năm; kỳ hạn 9 tháng là 7,8%/năm và 6,1%/năm – chênh lệch 1,7%/năm; kỳ 12 tháng là 8,2%/năm và 7,4%/năm – chênh lệch 0,8%/năm.

Ngoài mức lãi suất cao hơn so với gửi tại quầy, gửi tiết kiệm online còn có các tiện ích như không phải tới quầy giao dịch, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại thông minh có kết nối internet; Mọi giao dịch gửi, rút được thực hiện online nhanh chóng; Mọi giao dịch gửi tiền, rút lãi, tất toán đều có thể chủ động thực hiện mà không phải phụ thuộc vào nhân viên ngân hàng.

Mặt khác, gửi tiết kiệm online bảo mật hơn, an toàn hơn so với hình thức gửi tiết kiệm truyền thống. Bởi giao dịch đều được chủ tài khoản thực hiện, không thể làm giả; Thông tin được mã hóa, lưu trữ và bảo mật nhờ công nghệ tiên tiến; Mọi giao dịch đều được xác thực nhiều lớp…

Nhiều tiện ích như vậy nhưng không phải khách hàng nào cũng hứng thú với gửi tiết kiệm online. Vì muốn gửi online bắt buộc khách hàng phải có hiểu biết về công nghệ thông tin, sở hữu các thiết bị điện tử có kết nối internet; Tải các ứng dụng internet banking/mobile banking trên các thiết bị điện tử có kết nối internet…

Anh Nguyễn Văn Huy (nhân viên Vietcombank) cho biết: “Phần lớn khách hàng gửi tiết kiệm online là người trẻ, từ 25-35 tuổi. Còn những người lớn tuổi hơn, nhất là các cô chú về hưu thì dù được nhân viên ngân hàng hướng dẫn tận tình họ vẫn từ chối gửi online, họ thích gửi kiểu truyền thống hơn…”.

Kim Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)