Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Lãi suất trái phiếu sẽ quyết định lãi suất thị trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đã khẳng định: “Lãi suất cao tác động đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và hộ sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, NHNN sẽ sử dụng triệt để các công cụ của mình và khi tình hình kinh tế ổn định, NHNN sẽ điều hành các mức lãi suất giảm dần để kéo lãi suất ngoài thị trường xuống”.


Ảnh: Quý Hòa

Theo ông Giàu, tính đến nay, lãi suất cho vay VND bình quân thực tế khoảng 18,74%, tăng 3,4%/năm so với cuối năm 2010. Lãi suất USD tương đối ổn định, trong đó, lãi suất huy động USD ở mức sát trần quy định, lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 6,4%/năm.

Đồng thời, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng được dự đoán giảm dần (CPI tháng 6 dự báo sẽ ở quanh mức 1% và có khả năng lãi suất sẽ giảm theo sau đó).
Đó là chưa kể các mức lãi suất định hướng cho lãi suất trên thị trường hiện đang giảm dần, như lãi suất trái phiếu Chính phủ gần đây đã xuống dưới mức 14%/năm trong khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (NH) kỳ hạn 7 ngày cũng đã giảm xuống quanh mức 14 -15%/năm… là cơ sở khá vững để lãi suất từ đó dần giảm theo.
Sẽ không bao lâu nữa, lãi suất thị trường sẽ được định hướng theo lãi suất trái phiếu, chứ không phải định hướng theo lãi suất trần mà NHNN quy định.
Để giảm tổng cầu, lãi suất phải cao và tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng phải giảm. Việc điều hòa tăng trưởng tín dụng đối với từng nhóm ngành nhằm hài hòa mục tiêu tăng trưởng chung dưới 20% theo hướng cắt giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng phi sản xuất, tạo điều kiện cho tín dụng chảy mạnh vào sản xuất là điều đặc biệt cần chú ý.
Hiện nay, có 23 NH có tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất từ 22 – 50%, trong đó có 18 NH có tỷ trọng cho vay phi sản xuất từ 31 – 37% và 1 NH có tỷ trọng này trên 50%.
Vậy, những NH nào không đáp ứng được lộ trình giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6 và 16% vào cuối năm 2011 sẽ bị áp dự trữ bắt buộc gấp đôi như quy định đã ban hành bởi NHNN. Nếu NH nào vi phạm, NHNN sẽ xử lý mạnh để có sự công bằng giữa các NH với nhau.
Nếu tốc độ tăng lạm phát chậm lại thì lãi suất cũng giảm theo. Thế nên, NHNN không thể can thiệp làm lãi suất giảm nhanh hơn, vì như vậy lượng cung tiền ra thị trường sẽ tăng lên, khoảng cách giữa lãi suất VND và USD xích lại gần sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường ngoại hối.
Do vậy, lãi suất có xuống hay không trước hết phải giải quyết nền kinh tế vĩ mô trước, chỉ khi nào nền kinh tế vĩ mô ổn định thì lãi suất mới đi xuống, lúc đó không còn gọi là chính sách nới lỏng nữa, mà là điều hành linh hoạt.
Chẳng hạn như đưa lãi suất liên NH giảm, lãi suất trái phiếu giảm, đưa mục tiêu giảm lãi suất từ 15% xuống còn 12% thì sẽ không giảm đột ngột ngay xuống 12%, mà giảm dần xuống 14% hoặc 13%…
Do đó, sẽ không lo chuyện lãi suất sẽ giảm đột ngột và nếu có thì NHNN vẫn còn một biện pháp nữa đó là dự trữ bắt buộc, nếu cần thiết, NHNN sẽ áp dụng vào tháng 10 tới.
Cuối năm 2010, dư nợ tín dụng đối với bất động sản là 235.000 tỷ đồng, còn hiện nay dư nợ ở mức 222.000 tỷ đồng, trong đó TP.HCM khoảng 95.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, dư nợ tín dụng sản xuất của hệ thống NH tăng 10,97% (chiếm 83% tổng dư nợ). Dư nợ ngoại tệ hiện chiếm khoảng 23% tổng dư nợ. Tình hình nợ xấu của NH có tăng lên nhưng không đến mức nghiêm trọng, cuối năm 2010 nợ xấu 2,17%, còn hiện nay là 2,72%.
Như vậy, về số dư nợ tuyệt đối, có thể khẳng định dư nợ bất động sản không giảm nhiều để có thể dẫn đến chuyện thị trường sụp đổ như nhiều người suy diễn.
Theo QUỲNH CHI ghi
DNSG

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)