Tạp chí Auto & Design của Ý tổ chức một cuộc thi dành cho các sinh viên và các nhà thiết kế nghiệp dư để sáng tạo kiểu dáng tay lái xe ôtô của tương lai.
Giải thưởng là một ngày cùng làm việc với các kỹ sư của Hãng xe ôtô Ford tại trung tâm thiết kế của Ford ở Cologne (Đức). Và Jean-Thomas Mayer, sinh viên thiết kế Pháp, đã chiến thắng.
Tay lái ôtô trong tương lai của Mayer không còn hình tròn truyền thống mà có hình dạng giống như tay lái máy bay thương mại trước khi chuyển sang kỹ thuật cần lái bên cạnh (side-stick controller) hiện nay, và giống như tay lái của các tàu không gian trong phim Hollywood.
Khái niệm của Mayer đơn giản: gom hết tất cả các tính năng và chức năng của chiếc ôtô hiện nay vào điều khiển ở ngay trên tay lái. Và để có tính cá nhân hơn, người lái xe có thể tùy biến giao diện của tay lái cho phù hợp với ý thích và nhu cầu của mình.
Chẳng hạn 2 màn hình màu cảm ứng ở 2 bên tay lái có thể cấu hình để hiển thị các thông số vận hành của xe, thông tin giải trí, điện thoại…
Mục tiêu chủ yếu của tay lái ôtô tương lai là cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn và cổ vũ cho an toàn giao thông.
Lâu nay nhiều người dùng thiết bị di động vẫn thắc mắc vì sao để có thể chạy mượt mà, một chiếc iPhone chỉ cần bộ nhớ hệ thống RAM 1GB, trong khi các thiết bị Android cần từ 2GB tới 3GB.
Câu trả lời vừa được trang web Quora đưa ra, đó là do các ứng dụng Android sử dụng ngôn ngữ lập trình Java vốn cần nhiều bộ nhớ để xử lý.
Cùng với việc dùng Java là một quá trình gọi là "thu gom rác" (garbage collection). Mỗi lần người dùng Android đóng một ứng dụng, quá trình này sẽ phục hồi bộ nhớ.
Vấn đề ở chỗ để có thể thực hiện nhanh chóng, các tác vụ thu gom rác cần số lượng bộ nhớ nhiều từ 4 tới 8 lần dung lượng bộ nhớ mà ứng dụng cần để chạy. Nếu không có đủ bộ nhớ lúc cần, hệ thống sẽ chạy chậm lại.
Trong khi đó, do hệ điều hành di động iOS không sử dụng cơ chế thu gom rác như vậy, Apple chỉ cần 1GB RAM là đủ để chạy ngon lành hệ thống iPhone.
Nguồn: Youtube.com |
Bạn chắc đã biết tới dòng máy ảnh "mì ăn liền" Polaroid chụp xong là in ngay thành ảnh. Với chiếc vỏ Prynt, bạn có thể biến chiếc smartphone của mình thành một chiếc máy ảnh Polaroid như vậy.
Hãng khởi nghiệp Prynt (Pháp) không chỉ trang bị cho chiếc vỏ smartphone của mình khả năng in ảnh trong vòng 30 giây mà còn có thể ngay lập tức chuyển các hình ảnh tĩnh vừa chụp thành các video clip.
Bạn chỉ cần trượt chiếc smartphone của mình vào chiếc vỏ Prynt là có ngay một chiếc máy ảnh với nút chụp cơ nằm trên vỏ. Sau khi chụp ảnh, bạn có thể gửi ảnh tới vỏ Prynt để nó in ra giấy (vỏ chứa được 10-30 tờ giấy ảnh). Vỏ kết nối trực tiếp với smartphone thông qua cổng data không cần phải có sóng Bluetooth hay WiFi.
Khi bạn chụp ảnh với ứng dụng camera của Prynt, chiếc vỏ sẽ ghi một đoạn video những gì ống kính camera trên smartphone đang thu hình cho tới lúc bạn thật sự nhấn nút chụp ảnh. Vì thế bạn sẽ có được những hình ảnh vui thú trước khi chụp ảnh (như bạn đang làm điệu, sửa mái tóc trước khi chup ảnh "tự sướng").
Sau khi in ảnh ra giấy, tấm ảnh đó trên smartphone sẽ có thêm một nút Play để bạn có thể xem lại đoạn video ghi kèm theo ảnh đó ngay trong khuôn khổ của tấm ảnh. Bạn có thể biến một ảnh tĩnh thành một video có thể chia sẻ cho bạn bè.
Vỏ Prynt sẽ có vào năm 2015 với giá 99 USD cho các loại smartphone. Hãng Prynt đang phát triển loại vỏ dành cho các phablet như iPhone 6 Plus.
Theo TTO
Bình luận (0)