Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Làm bài thi từ câu dễ đến câu khó

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là phương pháp làm bài ca Hunh Kim An (cu hc sinh lp 9/1 Trưng THCS Nguyn Văn T, Q.10 – hin hc lp 10TH Trưng THPT Mc Đĩnh Chi, Q.6) trong k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp ti TP.HCM năm 2023. Bng cách này, Kim An đã thi đu vào ngôi trưng yêu thích đ theo đui ưc mơ tương lai.


Hunh Kim An cùng ba m và thy giáo ch nhim ti l tri ân và trưng thành dành cho hc sinh lp 9

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm 2023, Kim An thi đạt tổng điểm 23,75 – số điểm Kim An rất hài lòng vì đó là năng lực thực sự của em.

Dù kỳ thi tuyển sinh diễn ra gần 1 năm nhưng Kim An vẫn còn cảm xúc của những ngày sắp bước vào kỳ thi quan trọng ấy. Kim An chia sẻ: “Để vượt qua kỳ thi tuyển sinh này dễ thì không dễ, nhưng cũng không quá khó. Chỉ cần bản thân chúng ta biết định hướng, vạch kế hoạch ôn tập cụ thể là có thể vượt qua và đậu vào trường THPT công lập như mong muốn”. Đến giờ Kim An vẫn còn nhớ khoảnh khắc bước vào phòng thi: “Lúc đó, hầu như học sinh nào cũng lo lắng. Bản thân em cũng vậy, lo sợ mình không làm bài thi tốt. Nhưng rồi em tự nhủ với bản thân phải thi đậu vào trường THPT công lập yêu thích để không phụ lòng ba mẹ và người thân. Vậy là em nhanh chóng lấy lại tinh thần, tập trung làm bài thật tốt”. 

Kim An cho biết, đối với môn ngữ văn, sau khi nhận đề thi, em dành 3-4 phút đầu tiên đọc đề và suy nghĩ câu trả lời. Đối với em, đọc hiểu là phần dễ lấy điểm nhất, chỉ cần cẩn thận đọc thật kỹ yêu cầu của đề thi. Tiếp theo là phần nghị luận xã hội, em tìm những dẫn chứng mới, tiêu biểu thay cho những dẫn chứng đã quá quen thuộc trong những lần làm bài kiểm tra trước đó. Để làm được điều này, trong thời gian ôn tập em đọc nhiều sách báo cũng như quan sát mọi thứ trong đời sống để nghĩ ra các dẫn chứng tiêu biểu, sáng tạo nhằm tạo dấu ấn cho bài thi. Còn phần nghị luận văn học, Kim An cho rằng đây là phần khó lấy điểm nhất nhưng lại mất nhiều thời gian làm bài. Do đó khi ôn tập, đề tài nào Kim An cũng chuẩn bị sẵn 2-3 đoạn mở bài và kết bài, để khi bắt tay vào làm phần này tránh mất thêm thời gian suy nghĩ.

Đối với môn tiếng Anh, Kim An nắm chắc cấu trúc đề thi và có kế hoạch ôn tập bài bản nên làm được tất cả các câu hỏi đúng thời gian quy định. “Điều bắt buộc ở môn thi tiếng Anh là phải thuộc từ vựng, cấu trúc ngữ pháp. Sau khi xác định dạng câu nào nên làm trước, em phân bổ thời gian thích hợp cho từng câu. Quan trọng nhất là khi làm bài dạng Reading, em luôn dùng bút chì khoanh/gạch chân dưới từ khóa. Việc đánh dấu như vậy sẽ không mất nhiều thời gian đồng thời giúp em nhớ được nội dung nhanh hơn, tránh phải đọc đi đọc lại. Lưu ý, trong lúc làm bài thi, chúng ta đừng bao giờ sa đà vào các câu hỏi khó. Các câu hỏi này nên dành cho những phút cuối (15 phút cuối) để làm cũng như dò lại bài thi tránh bỏ sót câu hỏi”, Kim An chia sẻ.

Còn với môn toán, khi nhận đề thi, Kim An đọc lướt qua một lượt, trong quá trình đọc đó em bắt đầu suy nghĩ về ý tưởng lời giải của từng câu. Ở môn thi này, Kim An vẫn ưu tiên làm từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó. “Chúng ta tránh làm bài thi nhanh quá. Điều quan trọng là cách trình bày sao cho đúng và đủ ý, tránh bị sai lặt vặt là mất điểm oan. Tốt nhất chúng ta nên làm trên giấy nháp trước rồi chép vào giấy thi. Làm vậy tuy mất thời gian nhưng chúng ta sẽ giảm được những lỗi nhỏ, tránh gạch xóa khiến hình thức trình bày không được đẹp”, Kim An gợi ý.

Đối với Kim An, cách nhớ bài lâu nhất là làm thật nhiều bài tập; lần đầu làm sai sót nhiều, nhưng kiên trì làm nhiều lần sẽ hết sai sót.

H Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)