Sự kiện giáo dụcTiêu điểm

Lạm bàn về suy thoái đạo đức ở thanh thiếu niên

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày nay phần lớn gia đình chỉ có hai con. Vì thế cha mẹ cưng chiều con từ lúc con còn bé. Khi con lớn hơn thì cha mẹ bận vật lộn với cuộc sống nên không có nhiều thời gian để dạy dỗ, uốn nắn con.

Nhà trường chỉ nặng về dạy chữ, không chú trọng dạy làm người cho học sinh. Xã hội bây giờ lại quá nhiều cám dỗ, bạo lực, cạm bẫy. Vì vậy trẻ con rất dễ lêu lổng, ăn chơi sa đọa, rất dễ bị hư hỏng.

Muốn đứa trẻ thành một công dân tốt thì chúng phải được gia đình, nhà trường và xã hội uốn nắn, giáo dục ngay từ lúc còn thơ ấu. Bởi vậy Nelson Mandela đã nói: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới”.

Bài viết từ một câu chuyện có thật dưới đây, phần nào thể hiện rõ ở góc nhìn mà bản thân tôi cũng như các bậc làm cha mẹ và những thầy cô giáo càng phải đọc hơn.

Điều ước cuối cùng của một tử tù

Một tử tù đang chờ thi hành án, anh cầu xin một điều ước cuối cùng là một cây bút chì và một tờ giấy. Sau khi viết một bức thư, anh nhờ nhân viên bảo vệ nhà tù gửi giúp bức thư này cho người mẹ ruột của mình.

Trong thư anh viết:

Mẹ! nếu có công lý trong thế giới này, con và mẹ nên bị kết án tử hình cùng nhau. Mẹ cũng có tội như con vì những gì con đã làm.

Mẹ hãy nhớ lại đi, khi con ăn cắp chiếc xe đạp của thằng bé gần nhà. Mẹ đã giúp con giấu chiếc xe đạp đó đi để bố không nhìn thấy nó.

Mẹ có nhớ lần con lấy trộm tiền từ ví của người hàng xóm không? Mẹ đã đi siêu thị mua sắm cùng với con.

Mẹ có nhớ ai đã bênh vực con khi con cãi lại bố đến nỗi bố phải bỏ đi không? Bố chỉ muốn sửa dạy con vì con đã gian lận trong bài thi và cuối cùng là con phải bị đuổi học.

Mẹ ơi, lúc đó con chỉ là một đứa trẻ, không lâu sau con đã trở thành một thiếu niên hư hỏng và bây giờ con đang là một tử tù chờ thi hành án.

Mẹ ơi, lúc đó con chỉ là một đứa trẻ con cần được bao biện, nhưng cái thực sự con cần là được sửa trị.

Nhưng thôi, con tha thứ cho mẹ! Con chỉ muốn viết thư này để nó có thể đến được nhiều người khác đang làm cha, làm mẹ với hi vọng rằng, họ có thể nhận ra điều tạo nên người tốt kẻ xấu trên thế giới này là sự giáo dục.

Cảm ơn mẹ đã cho con cuộc sống và cũng đã giúp con đánh mất nó.

Đứa con tử tù của mẹ.

Nguyễn Phùng Quốc Hùng
(nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trung Phú)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)