Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Làm báo… từ ghế nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2021, báo chí truyn thông tiếp tc là nhóm ngành đưc hc sinh la chn nhiu nht, vi t l nguyn vng 1/ ch tiêu lên ti 311,65%. Theo thng kê ca B GD-ĐT, đây cũng là nhóm ngành “hot” nht trong mi mùa tuyn sinh khi liên tc đng đu bng v t l hc sinh la chn.


Các sn phm báo chí do hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu Cu (huyn Hóc Môn) thiết kế trong mt d án hc tp tri nghi môn ng văn

Trước xu thế lựa chọn ngành nghề của học sinh, nhiều trường THPT tại TP.HCM đã có những hình thức đổi mới trong phương thức tiếp cận ngành nghề nhằm giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn, tránh chạy theo xu hướng ngành nghề “hot”.

Nhp vai… nhà báo đ tìm hiu v ngành ngh

“Ở bộ môn ngữ văn có nội dung về phong cách ngôn ngữ báo chí. Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên bộ môn mạnh dạn khai thác nội dung này để trao nhiều cơ hội trải nghiệm nhất cho học sinh, giúp các em có nhiều kênh thông tin sớm tìm hiểu về ngành nghề”, cô Trương Hoàng Kim Đức (Phó Hiệu trưởng Trường TH, THCS, THPT Tân Phú, Q.Tân Phú) cho biết. Từ chính khía cạnh này, những dự án bộ môn được xây dựng, trong đó học sinh được hóa thân, nhập vai thành phóng viên, biên tập viên…, tìm hiểu về nhóm ngành báo chí truyền thông, trang bị tư duy phản biện. Lớp học trở thành tòa soạn báo, học sinh trở thành phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên…, cùng thiết kế một tờ báo. “Khi được trao cơ hội để tìm hiểu về ngành nghề, học sinh sẽ tự khám phá khả năng của mình. Qua đó giáo viên cũng hiểu hơn về năng lực của học sinh để dễ dàng định hướng cho các em về ngành nghề”, cô Đức nói.

Không chỉ hóa thân, nhập vai, Trường TH, THCS, THPT Tân Phú còn tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thực tế tại các cơ quan báo chí, giao lưu với phóng viên, biên tập viên… để các em có cái nhìn chân thực nhất về nghề báo. Thống kê hàng năm của trường cho thấy tỷ lệ học sinh lớp 12 chọn nhóm ngành báo chí truyền thông khoảng 10%, và có xu hướng tăng theo hàng năm. Do đó, nhóm ngành này luôn được nhà trường xếp vào diện “hot”, đồng nghĩa với việc đặt ra các yêu cầu hướng nghiệp riêng cho học sinh ở nhóm ngành nghề này. “Đối với các chuyến đi hướng nghiệp thực tế, nhà trường cho học sinh đăng ký, bao gồm cả học sinh lớp 11. Chỉ những em nào thực sự có nhu cầu về ngành nghề mới tham gia. Sau mỗi chuyến đi, các em sẽ viết bài thu hoạch, nêu cảm nhận đối với ngành nghề, đánh giá về khả năng phù hợp của bản thân trước những đòi hỏi của ngành nghề…”, cô Đức thông tin thêm.

“Vic thành lp các kênh truyn thông đ hc sinh t tri nghim là vô cùng cn thiết, giúp nhà trưng đng hành cùng hc sinh trong chn la ngành ngh”, cô Trương Hoàng Kim Đc cho biết.

Tương tự, nhận thấy sự quan tâm của học sinh về nhóm ngành báo chí truyền thông luôn ở mức cao, việc định hướng trải nghiệm cho học sinh với nhóm ngành nghề này thời gian qua được cô Trương Võ Ngọc Châu (giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn) đẩy mạnh thông qua các dự án học tập trải nghiệm. “Khi tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinh được trao cơ hội nhiều hơn để tự tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá về ngành nghề mà mình yêu thích. Trước yêu cầu học sinh thiết kế một tờ báo, chính các em phải tự nhìn nhận về sở thích, năng lực của bản thân để thực hiện, bởi mỗi nhóm đều có yêu cầu riêng như thiết kế, biên tập, phóng viên… đòi hỏi những khả năng khác nhau. Từ đó sẽ rèn cho các em khả năng chọn lọc, cân nhắc, thẩm định nguồn tin sao cho đúng đắn và phù hợp nhất với mục tiêu”, cô Châu chia sẻ. Bằng chính việc tạo ra các trải nghiệm ngành nghề cho học sinh, cô Châu đánh giá nhiều học sinh đã sớm bộc lộ năng khiếu, nhiều em quyết tâm theo đuổi, chuyển từ sở thích đến đam mê… Bên cạnh đó cũng có học sinh qua trải nghiệm lại nhận ra mình không phù hợp để theo đuổi ngành nghề. “Báo chí truyền thông là nhóm ngành nghề mang tính đặc thù cao. Vài năm trở lại đây, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhóm ngành nghề này lên ngôi, thu hút sự quan tâm lớn của học sinh. Tuy nhiên, không ít trong số đó chọn ngành nghề này theo cảm tính, theo xu hướng chứ chưa thực sự có những trải nghiệm đích thực”, cô Châu nhìn nhận.

Để những trải nghiệm của học sinh là chân thực nhất, cô Châu cho biết chính bản thân cô phải tự học, tự nâng cao kiến thức về báo chí truyền thông để có thể giải đáp, định hướng, hướng nghiệp cho học sinh. Từ việc học cách viết một bản tin như thế nào, ngôn ngữ báo chí sử dụng ra sao, cách thức trình bày một bài báo như thế nào, tiếp cận nguồn tin từ đâu, cho đến tố chất theo đuổi ngành nghề…

Tp làm báo t các kênh truyn hình, phát thanh hc đưng

Bên cạnh việc đẩy mạnh trải nghiệm ngành nghề qua môn học, tại nhiều trường THPT, các câu lạc bộ báo chí truyền thông, kênh truyền hình, phát thanh học đường được thành lập, tạo điều kiện cho học sinh “làm báo, làm truyền thông” ngay trên ghế nhà trường. Đơn cử như kênh Truyền thông trẻ Gia Định News Revolution (Trường THPT Gia Định, Q.Bình Thạnh) với gần 8.000 lượt yêu thích là Fanpage của Câu lạc bộ Truyền thông trẻ Gia Định, quy tụ những thành viên có đam mê viết lách, thích chụp ảnh. Ngoài đăng tải những bài viết, hình ảnh về hoạt động của trường, câu lạc bộ còn xây dựng các dự án ảnh gần gũi với lứa tuổi học sinh truyền tải những thông điệp giáo dục sâu sắc, ý nghĩa. Cũng như vậy, kênh thông tin của Câu lạc bộ Truyền thông Lê Quý Đôn (Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3) thu hút gần 5.000 lượt yêu thích. Trong năm học 2020-2021, câu lạc bộ đã xây dựng nhiều dự án ý nghĩa, tạo điều kiện để các thành viên tác nghiệp, thể hiện tài năng. Mỗi dự án khi “lên sóng” luôn trở thành món ăn tinh thần, nhận được sự quan tâm của đông đảo học sinh trong trường.

Trong khi đó, kênh Truyền hình Tây Thạnh (Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú) lại chú trọng xây dựng những bản tin, dự án truyền hình ý nghĩa, thiết thực. Thầy Phạm Văn Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, hình thức trải nghiệm này đã mang đến cho học sinh nhiều kiến thức thực tế mà trong các chương trình hướng nghiệp của trường không có. Dù chỉ là sân chơi tay ngang nhưng khi tham gia, học sinh đều rất nhiệt tình. Mỗi bản tin, chương trình truyền hình các em thực hiện đều được đầu tư kỹ cả về nội dung, hình thức và hình ảnh. “Nhóm ngành báo chí truyền thông hàng năm đều thu hút rất đông học sinh đăng ký. Mặc dù vậy, thực tế kiến thức hướng nghiệp cho học sinh về nhóm ngành nghề này trong trường phổ thông vẫn còn hạn chế, đặc biệt là thiếu các chương trình trải nghiệm. Do đó, việc thành lập các câu lạc bộ, kênh truyền thông, phát thanh trong nhà trường là một trong những cách thức hiệu quả nhất để học sinh tự trải nghiệm, hướng nghiệp ở lĩnh vực này. Xu hướng này đang từng bước thay đổi phương thức hướng nghiệp hiện nay ở các trường phổ thông” thầy Cường đánh giá.

Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, cộng với xu hướng lựa chọn nhóm ngành báo chí truyền thông tăng “đột biến” vài năm trở lại đây, cô Trương Hoàng Kim Đức cho rằng việc thành lập các kênh truyền thông để học sinh tự trải nghiệm là vô cùng cần thiết, giúp nhà trường đồng hành cùng học sinh trong chọn lựa ngành nghề.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)