Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Làm bột tảo nuôi tôm đoạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

D án “ng dng bt to Spirulina làm thc ăn cho tôm và ci to môi trưng” ca nhóm tác gi đang là sinh viên Khoa Công ngh sinh hc (Trưng ĐH Nguyn Tt Thành) đã xut sc giành ngôi quán quân cuc thi “Khi nghip quc gia” năm 2020.


Nhóm sinh viên nhn gii thưng vi d án khi nghip bt to Spirulina làm thc ăn cho tôm đưc cho là có tính thc tin cao

Dự án trên vừa được trao thưởng tại chương trình “Khởi nghiệp 2021” diễn ra ở Hà Nội. Cuộc thi “Khởi nghiệp quốc gia” năm 2020 thu hút gần 600 dự án của hơn 40 trường ĐH đến từ 30 tỉnh/thành trên cả nước tham gia.

Gim thiu khó khăn cho ngưi nuôi tôm

Dự án “Ứng dụng bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm và cải tạo môi trường” do nhóm sinh viên Nguyễn Ngọc Trân, Trần Thị Nga, Biện Công Đoàn, Bùi Phước Trường thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Huỳnh Văn Hiếu (giảng viên Khoa Công nghệ sinh học). Trước khi có mặt tại Cuộc thi “Khởi nghiệp quốc gia” năm 2020, dự án từng đoạt giải nhất Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” cấp trường. Chia sẻ về lý do chọn dự án, Nguyễn Ngọc Trân (đại diện nhóm) cho biết qua nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu về tảo Spirulina, chúng em nhận thấy được nỗi khổ của người nông dân nuôi tôm như hao hụt cao ở giai đoạn thả giống; tốc độ phát triển chậm ở giai đoạn đầu ảnh hưởng đến sự phát triển về sau của tôm nuôi, màu sắc tôm không đạt yêu cầu mong muốn làm cho giá tôm giảm gây ảnh hưởng đến doanh thu mỗi vụ… Sau khi khảo sát ở các hộ nuôi tôm tại xã Mỹ An (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) và thấy được những khó khăn của bà con nơi đây, nhóm dưới sự hướng dẫn của ThS. Huỳnh Văn Hiếu đã quyết định tiến hành thực hiện dự án với mong muốn khắc phục những khó khăn đó cho bà con.

Giành ngôi v quán quân, ngoài giy chng nhn thành tích và cúp khi nghip, nhóm thc hin d án còn nhn gii thưng tin mt là 30 triu đng. Ngoài ra, d án ca nhóm s đưc xét duyt và đ c tham d “Cup Khi nghip toàn cu Entrepreneurship World Cup (EWC)”.

Sản phẩm của dự án bao gồm: Tảo sấy khô cho người nuôi tôm, chuyển giao công nghệ phối trộn cho người nuôi tôm. So với những dự án cùng đề tài khác, nhóm nghiên cứu cho biết có sự khác biệt rất rõ, việc đổi mới trong quá trình nuôi tảo làm cho giá thành tảo Spirulina giảm, giúp người dân tiết kiệm được chi phí thức ăn nuôi tôm, gia tăng giá trị kinh tế. Ngoài ra, tảo Spirulina là tảo khô dùng để bổ sung dinh dưỡng cho tôm, khi xuống nước tảo không thể sống lại mà chỉ làm thức ăn cho tôm nên không sợ dư thừa tảo dưới ao nuôi. Bên cạnh đó, điểm nổi trội ở sản phẩm là có thể đáp ứng nhiều yêu cầu của người nuôi tôm hiện nay là giảm hao hụt, giảm khả năng tôm mắc bệnh, tăng tốc độ phát triển giai đoạn đầu, tăng màu sắc tôm và cải tạo môi trường sau khi nuôi. Thêm điểm khác biệt là nhóm đã độc quyền thành phần môi trường nuôi tảo, đổi mới chất dinh dưỡng, vi lượng trong môi trường nuôi tảo… Với sản phẩm này, lợi nhuận cho người nuôi tôm sẽ được tăng nhờ giá thành bột tảo giảm, cụ thể giá sản phẩm giảm hơn 50% giá thị trường nhờ đổi mới quy trình sản xuất. Sản phẩm không chứa kháng sinh giúp tăng giá trị xuất khẩu. Các thành phần trong tảo giúp tôm tăng đề kháng một cách tự nhiên mà không cần tới thuốc kháng sinh, cũng nhờ vậy mà người nuôi tôm tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giải quyết vấn đề môi trường; bắt kịp xu hướng nuôi tôm tự nhiên.

Nhiu tim năng giúp sn phm phát trin

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long chính là thị trường mà dự án nhắm tới, hứa hẹn nhiều tiềm năng giúp sản phẩm có cơ hội phát triển và gia tăng. Theo nhóm tác giả, hiện sản phẩm đã xong giai đoạn thử nghiệm, đang ở giai đoạn khảo sát và xin giấy tờ hợp quy để bán ra thị trường. ThS. Huỳnh Văn Hiếu (giảng viên hướng dẫn nhóm) nhận định, dự án có tính khả thi, ứng dụng thực tế cao, giải quyết được vấn đề khó khăn đặt ra và tạo ra sản phẩm để giải quyết những nỗi khổ của người nuôi tôm. Hiện tại đã có nhiều hộ nuôi tôm và công ty đang đặt hàng của dự án.


Sn phm bt to đưc đóng gói, hin đã có đơn đt hàng mua đ s dng

Theo Nguyễn Ngọc Trân, hiện tôm thẻ chân trắng chiếm 95% trên thị trường. Với sản phẩm này, nhóm mong muốn chiếm được 5% thị phần. Ban đầu, nhóm phân phối trực tiếp đến các hộ nuôi tôm công nghệ. Sau đó, nếu được sự chấp nhận của bà con sẽ tiếp cận đến đại lý, rồi hướng tới các công ty sản xuất thức ăn. Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm đang đi vào phân khúc thị trường mà chúng em đang nghiên cứu. Tuy nhiên, Ngọc Trân cho rằng nhóm đã nuôi được tảo quy mô bán công nghiệp, chất lượng tốt. Hiện đã có 4 hộ dân và 1 công ty đặt hàng sản phẩm. Các em chọn cách bán hàng trực tiếp cho sản phẩm tảo Spirulina là bởi  muốn tiếp cận trực tiếp tới bà con nuôi tôm, thậm chí có thể miễn phí sản phẩm cho khách hàng sử dụng để lấy uy tín, sau đó sẽ phát triển thị trường…

LI NHUN TĂNG NH GIÁ THÀNH BT TO GIM

Với bột tảo Spirulina làm thức ăn cho tôm, lợi nhuận cho người nuôi tôm sẽ tăng nhờ giá thành bột tảo giảm; cụ thể, giá sản phẩm giảm hơn 50% giá thị trường nhờ đổi mới quy trình sản xuất. Sản phẩm không chứa kháng sinh giúp tăng giá trị xuất khẩu. Các thành phần trong tảo giúp tôm tăng đề kháng một cách tự nhiên mà không cần tới thuốc kháng sinh, cũng nhờ vậy mà người nuôi tôm tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giải quyết vấn đề môi trường, bắt kịp xu hướng nuôi tôm tự nhiên.

Từ năm 2015, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo doanh nghiệp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ tối đa các dự án sáng tạo và khởi nghiệp của sinh viên. Theo đó, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2017-2018, nội dung về khởi nghiệp đã được đưa vào giảng dạy tại tất cả các ngành; trong đó môn “Tư duy sáng tạo” đã được 10 chuyên ngành lựa chọn là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo. Có thể nói đây là tiền đề để các hoạt động khởi nghiệp tại trường ngày càng sôi nổi, thu hút sinh viên. Trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh hơn nữa cho phong trào khởi nghiệp trong sinh viên, trường xây dựng đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới sáng tạo nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp của sinh viên”. Đề án này nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của sinh viên theo hướng phát huy tính tự chủ, năng động, nâng cao khả năng tự học, trải nghiệm và năng lực nghiên cứu cho sinh viên.

Thc Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)