Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Làm chủ mỗi like, share trên mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bình lun, chia s… trên mng xã hi mà không chú ý cm nhn, cm xúc ca ngưi khác có th làm thương tn đến cuc sng ca h. Sinh viên, bn tr cn làm ch mi nút like (lưt thích), share (lưt chia s), bình lun vì mng xã hi o nhưng nhng tác đng ca nó đến đi sng con ngưi là rt tht.

ThS. Nguyn Th Hng (Trưng b môn tâm lý – Trưng ĐH Nguyn Tt Thành) phát biu ti ta đàm

Điều này được các đại biểu nhắn nhủ sinh viên tham dự tọa đàm “Văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội” do Trường ĐH Mở TP.HCM phối hợp Báo Tiền phong tổ chức ngày 29-10.

Xem mng xã hi là “cuc sng th hai”

PGS.TS Nguyễn Minh Hà (Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM) nhận định mạng xã hội ở nước ta thực sự đang ở giai đoạn “trăm hoa đua nở”. Từ khi bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đến nay đã có 270 mạng xã hội được cấp phép hoạt động. Theo Hootsuite và We are social, đến đầu năm nay, số người dùng facebook ở Việt Nam đã ở mức 64 triệu với thời lượng sử dụng trung bình 2,32 giờ/người/ngày. Việt Nam là một trong 10 nước có lượng người dùng facebook và YouTube cao nhất thế giới.

Việc tăng trưởng mạnh mẽ của mạng xã hội đã thay đổi thói quen sống và sinh hoạt của nhiều đối tượng, trong đó mạnh mẽ nhất vẫn là học sinh, sinh viên – đối tượng có người dùng cao nhất. Nhiều bạn trẻ xem mạng xã hội như một “cuộc sống thứ hai”, kết nối, chia sẻ thông tin. Một số trường cũng dùng kênh này thông tin, tiếp cận học sinh, sinh viên một cách gần gũi và hiệu quả hơn. Việc mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên thông qua mạng xã hội là bắt nhịp xu hướng phát triển chung của thế giới. Phương pháp sư phạm đằng sau việc liên hệ trực tuyến đã tạo được nhiều hiệu ứng tích cực, giúp xóa bỏ giới hạn học tập trong không gian lớp học; thầy – trò có thể bình luận, chia sẻ, tương tác về một đề tài gần như mọi lúc mọi nơi.

Tuy nhiên, ông Hà cũng chỉ ra những mặt trái của một bộ phận sinh viên khi dùng mạng xã hội như có những hoạt động hay ngôn ngữ chưa phù hợp độ tuổi, thậm chí thiếu chuẩn mực. “Những hệ lụy của cuộc sống ảo lại có tác động rất thực với đời sống, mối quan hệ và cảm xúc của học sinh, sinh viên. Trên thực tế, có những câu chuyện hay tình huống thương tâm đã xảy ra mà nguyên nhân sâu xa lại là những mâu thuẫn rất nhỏ trên mạng xã hội” – ông Hà nhấn mạnh.

Bác sĩ Hồ Nhật Quang (Giám đốc Công ty đào tạo huấn luyện Thân Tâm Trí) cũng cho rằng, mạng xã hội là ảo nhưng mỗi like, share đều tạo ra cảm giác thỏa mãn cho cá nhân; đều mang lại niềm vui. Dùng mạng xã hội quá nhiều mà không biết chọn lọc, thiếu đề kháng dễ tạo thói quen, hành vi không tốt; thậm chí có thể dẫn đến… hoang tưởng.

Đồng quan điểm, ThS. Nguyễn Thị Hằng (Trưởng bộ môn tâm lý – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) đặt vấn đề, sinh viên khi like, share có nghĩ đến cảm nhận, cảm xúc của người được like, share không? Có những bình luận, chia sẻ mang tính tích cực, khi được lan tỏa rộng trên mạng xã hội sẽ mang lại niềm vui hay nâng tầm giá trị của một người nào đó nhưng nếu mang tính tiêu cực sẽ hạ thấp giá trị của họ. Cho nên trước khi like, share… các em cần cân nhắc kỹ, chú ý cảm xúc của người khác tránh làm thương tổn họ.

ng sinh viên s dng mng tích cc

Dù có những mặt trái, nhưng theo PGS.TS Nguyễn Minh Hà, quyền năng của mạng xã hội hiện rất lớn, chúng ta không thể cản được xu thế này, nhất là khi mạng xã hội liên tục được hỗ trợ bởi những công nghệ mới, ngày càng tiện ích hơn, trở thành kênh quan trọng, thúc đẩy giao tiếp và kết nối xã hội. Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng được mạng xã hội một cách tích cực và hiệu quả.

Bác sĩ Hồ Nhật Quang, nhấn mạnh việc xây dựng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội. Trong đó, điều quan trọng nhất là sinh viên, giới trẻ cần biết cách “thoát” ra khỏi sức ảnh hưởng quá lớn của mạng xã hội để xây dựng lối sống tích cực, lạc quan cho chính bản thân mình. Khi đó, việc chia sẻ lên mạng xã hội sẽ góp phần tăng màu sắc của cuộc sống.

Tăng đ kháng cho sinh viên

Ông Đặng Minh Trung (Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM) đánh giá, việc truyền thông xã hội còn tồn tại do nhu cầu của con người vô hạn, công nghệ ngày càng đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của xã hội; nguồn thông tin trong xã hội phong phú, lợi ích rất lớn từ các nhà mạng… Xu hướng tham gia mạng xã hội hiện nay có thể chia làm 2 loại, thứ nhất là những nhóm tham gia chia sẻ, đóng góp những thông tin có ích, đây là nhóm chiếm đa phần; thứ 2 là nhóm có thể được xem là có động cơ, mục đích không rõ ràng, nhắm nhiều vào những thông tin tiêu cực…

Đề cập giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử của giới trẻ trên mạng xã hội, ông Trung nhấn mạnh việc tăng sức đề kháng trong sinh viên. Sinh viên cần xác định vững động cơ học tập, xây dựng lối sống lành mạnh. Bản thân Đoàn, hội sinh viên các trường cần nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường giáo dục lý tưởng cho đoàn viên, sinh viên; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hữu ích…

Cũng cho rằng hiện nay chúng ta không thể nào sống thiếu mạng xã hội, nhưng ông Võ Đỗ Thắng (Giám đốc Trung tâm đào tạo Quản trị mạng và An ninh mạng Althena) cho biết, việc quản lý các tài khoản sử dụng mạng xã hội dạng đích danh hiện nay rất dễ, yêu cầu đính chính nếu đưa thông tin sai không khó, nhưng những tài khoản nặc danh thì ngược lại, chỉ quản được trong phạm vi hẹp. Vì vậy, theo ông, hiện nay vấn đề quan trọng là cảnh báo rủi ro trên không gian mạng, đánh giá xu hướng, dự đoán người dùng trong thời gian tới để ứng phó. Đối với sinh viên, để định hướng chia sẻ, làm chủ thông tin, cần tăng cường tuyên truyền, tập huấn trong trường học, nhất là phổ biến các luật có liên quan.

Anh Trần Minh Trí (Bí thư Đoàn Trường ĐH Mở TP.HCM) nêu một thực tế, mỗi ngày thông qua facebook, những thông tin mang tính tiêu cực lại được chia sẻ rất nhiều và lan nhanh, trong khi chúng lại để lại những cảm xúc không tốt. Anh Trí nhìn nhận, chỉ đề cập văn hóa sử dụng mạng xã hội một cách chung chung sẽ không có ý nghĩa, kém thu hút đối với sinh viên. Việc triển khai những giải pháp góp phần điều chỉnh khâu sử dụng mạng xã hội của sinh viên vì vậy hướng mạnh đến những hoạt động thiết thực như phong trào “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” đã được thực hiện suốt thời gian qua và tạo chuyển biến tích cực, đem lại không gian mạng đẹp đẽ, truyền cảm hứng tích cực.

Mê Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)