Tuyên bố trên được đưa ra bởi một Hội đồng khoa học chuyên về về các nguy cơ thính giác. Theo nghiên cứu của hội đồng này, các tổn thương thính giác khi dùng máy nghe nhạc quá độ có thể chỉ phát tác nhiều năm sau đó.
“Thiếu niên nghe nhạc qua máy nghe nhạc cá nhân với âm lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thính giác vĩnh viễn, nhưng các tổn thương này chỉ lộ diện khi họ vào khoảng giữa tuổi 20. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hiện tượng ù tai tạm thời ở thanh niên khi nghe nhạc quá to, nhưng rất ít trong số đó tập trung làm rõ mối liên hệ giữa chứng ù tai và việc lạm dụng máy nghe nhạc cá nhân”.
Trong quá khứ, không hiếm vụ kiện tụng phát sinh xung quanh vấn đề tổn thương thính giác do nghe nhạc quá nhiều. Một người đàn ông sống tại bang Loussiana, Mĩ từng đưa đơn kiện tập thể nhắm vào Apple vào năm 2006, cho rằng hãng không làm tròn trách nhiệm ngừa tổn thương thính giác cho người dùng iPod.
Đơn kiện chỉ ra rằng iPod có khả năng phát ra âm thanh lên tới 115 Db, trong khi chỉ cần nghe ở mức âm lượng đó trong 28 giây cũng đủ gây tổn hại tới màng nhĩ. Do đó, Apple có trách nhiệm bồi thường tiền cho người dùng iPod bị tổn thương thính giác, cũng như chia sẻ lợi nhuận thu được trên mỗi đầu máy iPod. Đây cũng là lý do Apple bổ sung tính năng giới hạn âm lượng tối đa của iPod và chính thức cung cấp các headphone có chức năng giảm ồn từ bên ngoài, giúp người dùng không cần vặn to âm lượng khi thưởng thức nhạc số.
Để kết luận, báo cáo của Hội đồng các nhà khoa học châu Âu nêu trên cho rằng mặc dù máy nghe nhạc cá nhân có thể “có ích khi thực hiện những công việc buồn tẻ lặp đi lặp lại”, người dùng sẽ gặp nhiều rắc rối mà hỏng thính giác chỉ là một trong số đó.
“Hơn thế nữa, lạm dụng máy nghe nhạc có thể gây cản trở cho các công việc cần tập trung suy nghĩ. Âm nhạc làm người nghe mất tập trung và cách ly họ với môi trường bên ngoài, rất nguy hiểm nếu đang lái xe hay qua lại đường có mật độ lưu thông cao”
Hoàng Hải (Theo dantri)
Bình luận (0)