Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Làm giáo viên chủ nhiệm: khổ và khó!

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh nhiu giáo viên (GV) thích đưc làm công tác ch nhim lp, thì hin nay vn còn không ít thy cô “không mn mà” vi công vic này. Vì sao như thế?

Sinh viên Trưng ĐH Sư phm TP.HCM thc tp công tác giáo viên ch nhim ti mt trưng THPT (nh minh ha). Ảnh: H.Nguyên

Kh vì cnh phi… “làm dâu trăm h”!

Công việc GV chủ nhiệm nặng nề. Phải quản lý một lớp học như cha mẹ học sinh (HS) với trên dưới 50 em, mỗi em một cá tính, một tính cách, một hoàn cảnh. Không được thiên vị, mà phải công bằng tuyệt đối với trò. Phải hiểu HS để vui buồn cùng các em. Từ sự quan tâm, hành động đến lời nói của GV cũng phải rất cân nhắc, đòi hỏi có nghệ thuật. Vì tâm hồn HS rất nhạy cảm, mong manh, dễ vỡ, dễ tự ái, dễ có những bộc phát thái quá, thiếu kiềm chế. Do đó, GV phải theo sát lớp chủ nhiệm hết cả thời gian ở trường. Tuy vậy, về nhà họ cũng không khỏi nghĩ về công việc, về HS. Lớp ngoan, HS tiến bộ thì GV vui vẻ; ngược lại, nếu có chyện gì không vui là họ bỏ ăn, bỏ ngủ, thao thức… Đó là cái khổ thứ nhất.

Làm GV chủ nhiệm chịu áp lực công việc từ nhiều phía: gia đình, lãnh đạo nhà trường, Đoàn Thanh niên, giám thị và cả GV bộ môn. Vì vậy nhiều người ví “trăm dâu đổ một đầu… GV chủ nhiệm” là không sai chút nào. Tuy HS là chung của toàn trường, nhưng hễ lớp nào có vấn đề gì là GV chủ nhiệm phải chịu “sự quy kết” từ nhiều phía: “Học trò của lớp thầy/lớp cô… đó!”. Nhiều phụ huynh đồng nhất GV chủ nhiệm là nhà trường, nên cái gì đúng sai, bức xúc đều trút lên GV chủ nhiệm. Nhiều lãnh đạo nhà trường coi GV chủ nhiệm là “linh hồn” của lớp học, chủ chốt trong việc giáo dục HS, nên mọi kế hoạch hoạt động, tiêu chí đánh giá thi đua đều đặt nặng lên vai họ, tạo áp lực lên họ. Nhất nhất mọi hoạt động của Đoàn Thanh niên đều qua GV chủ nhiệm, mà chưa phát huy hết vai trò cán bộ Đoàn trong lớp. Vì vậy, có nhiều trường “khắc nghiệt” đến mức chỉ cần nộp trễ một báo cáo 15 phút, lớp chủ nhiệm cũng bị… trừ điểm! Có GV chủ nhiệm phải bỏ cả cơm trưa vì HS quậy phá, vì sự phản ánh thiếu tế nhị của giám thị, của GV bộ môn… Đó là cái khổ thứ hai.      

Cái khổ thứ ba là, làm GV chủ nhiệm hiện nay phải “đèo bồng” nhiều sổ sách, nặng nề về ghi chép. Theo Công văn 68/BGDĐT-GDTrH, ngày 7-1-2014 của Bộ GD-ĐT thì GV làm công tác chủ nhiệm chỉ có một loại sổ là sổ chủ nhiệm. Nhưng thực tế nhiều trường yêu cầu nhiều hơn. Nhiều nội dung ghi chép rườm rà, hình thức, chồng chéo. Có quá nhiều loại văn bản phải lưu làm cho hồ sơ chủ nhiệm trở nên nặng nhọc. Cùng với đó là việc họp hành, sinh hoạt quá nhiều, rất mất thời gian, làm cho nhiều GV chủ nhiệm cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Chưa hết, song song với ích lợi của việc ứng dụng các trang mạng xã hội facebook, zalo…, việc kết nối sinh hoạt các nhóm như hiện nay cũng đem đến nhiều phiền toái. GV chủ nhiệm bị chi phối công việc mọi lúc mọi nơi, suốt cả ngày lẫn đêm.

Đồng ý rằng làm công việc GV chủ nhiệm cũng có nhiều niềm vui trong nghề dạy học nhưng không thể phủ nhận những nỗi khổ nói trên. Vì thế nhiều GV cảm thấy nhẹ người khi không… phải làm GV chủ nhiệm!

Nguyên tc ng x vi ph huynh quá khích

Trong các buổi tập huấn chuyên đề về “Nguyên tắc ứng xử sư phạm” cho GV, lý giải cho nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xung đột giữa thầy và trò, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chỉ ra nguyên nhân: Do GV chủ nhiệm thiếu kỹ năng ứng xử sư phạm; mà đa số HS hiện nay lại thiếu niềm tin vào người lớn. Giáo dục nhà trường hiện nay là hậu quả của hiệu ứng “vết dầu loang” của các quan hệ xã hội. Quan trọng nhất là nền tảng văn hóa cá nhân. Nhiều GV và HS hiện nay có nền tảng thấp. Nếu xây dựng nền tảng văn hóa cá nhân tốt sẽ hạn chế xung đột thầy – trò.  

Vi chng cht công vic như trên, vic tính s tiết đc thù cho GV ch nhim hin nay (thưng là 4 tiết/ tun) là chưa tha đáng vi công sc h b ra. Mc dù đu mi năm hc, mi trưng đu có các bui tp hun công tác GV ch nhim cho GV nhưng nhng bui tp hun này chưa có chiu sâu, vì vy còn nhiu GV ch nhim “non tay” trong qun lý HS, nht là nhng GV mi ra trưng.

Trước thực tế ngày càng nhiều phụ huynh “bạo hành” nhà trường như hiện nay, nguyên tắc mà TS. Nguyễn Thị Bích Hồng khuyên GV chủ nhiệm khi gặp tình huống ứng xử với đối tượng phụ huynh quá khích là: Thứ nhất, chăm chú lắng nghe, không ngắt lời; thứ hai, bình tĩnh và nhìn thẳng vào họ; thứ ba, thỉnh thoảng nhắc lại lời họ nói (kỹ thuật “hạ hỏa”); thứ tư, khoan có thái độ trước sự than phiền (trong mọi sự rắc rối nào đó cũng cần phải kiểm chứng); thứ năm, xin lỗi và lấy làm tiếc về việc đã xảy ra; thứ sáu, bất luận họ đúng hay sai, đều phải cảm ơn họ về sự việc…

GV chủ nhiệm không nên nóng vội, giận dữ với phụ huynh và HS, bởi vì: “Nếu bạn ứng xử đáng được tôn trọng, thì người ta sẽ tôn trọng bạn. Nếu bạn đúng thì bạn không cần giận dữ; nếu bạn sai, bạn không được quyền giận dữ!”, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng khuyên.

Trn Nhân Hu Nguyên (GV THPT)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)