Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Làm giàu cảm xúc và tâm hồn cho trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Khi có cm xúc dt dào, tâm hn mơ mng hưng đến điu tt đp, tr s nhìn nhn cuc đi đáng yêu hơn, đp hơn, đáng sng và có nhng hành vi tương xng đ xây dng cuc sng ca mình tươi đp hơn. Cm xúc, tâm hn khi hưng ti cái đp th hin qua ngôn t, màu sc, âm thanh và nhng hành đng đp mà tr th hin. Các bc cha m hãy khéo léo lng ghép bi dưng tâm hn tr trong quá trình giáo dc con phát trin nhân cách toàn din.


Các bc ph huynh, thy cô nên khuyến khích tr tham gia các trò chơi, công vic mang tính sáng to, hưng ti tính thm m cao đ làm giàu cm xúc và tâm hn cho tr. Ảnh: IT

1. Ở mỗi trẻ đời sống cảm xúc, tâm hồn hướng tới cái đẹp rất khác nhau và không ít trẻ đã gặp phải những khó khăn trong việc diễn đạt, mô tả ý tưởng về cái đẹp của mình. Không ít bé rất muốn mình có những nghĩa cử đẹp làm hài lòng mọi người. Nhưng không phải trẻ nào cũng thuận lợi khi bày tỏ cảm xúc thẩm mỹ của mình. Chẳng hạn, như trường hợp bé An Hà (8 tuổi) con gái chị Diễm Ân (quận Tân Bình, TP.HCM), cháu rất thích vẽ những thứ mà mình được chứng kiến trong cuộc sống hằng ngày, nhưng nhiều lần bé không diễn đạt được ý định của mình qua các bức tranh tự họa. Thậm chí nhiều khi chị Diễm Ân thấy con gái ngồi ngẩn ngơ mà không hình dung ra được mình sẽ mô tả bằng cách nào. Cháu cũng gặp nhiều khó khăn khi chơi các trò xếp hình hay lắp ghép theo những hình mẫu. Cháu thích thiết kế những mẫu váy áo cho búp bê nhưng do chỉ nghĩ ra được một số hình ảnh đơn điệu nên chỉ chơi một hồi là cháu thấy chán. Nhìn thấy bạn cùng tuổi ở gần nhà thực hiện được nhiều thứ trong khi chơi như vẽ tranh, xếp hình, trang trí rất sáng tạo, An Hà ngưỡng mộ bạn bao nhiêu càng thấy tự ti bấy nhiêu. Biết con mình có phần hạn chế, nhưng gia đình chị Diễm Ân thật sự bối rối vì chưa biết làm sao để bồi dưỡng cảm xúc tâm hồn hướng tới cái đẹp cho con gái. Chị Diễm Ân càng phân vân khi nghe chị bạn đồng nghiệp phán xanh rờn: “Ôi dào! Chỉ có mấy cha nhà thơ hay họa sĩ mới cần cảm xúc mơ mộng, còn tụi trẻ con có cảm xúc thẩm mỹ cao không khéo chỉ suốt ngày tâm hồn treo ngược cành cây, không chịu tập trung học tập còn khổ hơn”. Trong thực tế, với đời sống cảm xúc thẩm mỹ tích cực và sinh động sẽ là nguồn kích thích trẻ mạnh mẽ trong mọi hành động, cổ vũ trẻ hăng say học tập, phát huy tính sáng tạo độc đáo, có tâm hồn rộng mở, góp phần gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

2. Theo tâm lý học lứa tuổi, trẻ em từ 2 tuổi trở lên cảm xúc mơ mộng, tâm hồn dào dạt đã bắt đầu hình thành và giúp chúng bày tỏ, thổ lộ những mong muốn của bản thân. Nhờ trí cảm xúc hướng tới cái đẹp giúp trẻ có thể sáng tạo ra nhiều điều thú vị và phá tan sự đơn điệu, tẻ nhạt trong cuộc sống. Đồng thời, cảm xúc thẩm mỹ giúp trẻ có động lực cho toàn bộ hành động của mình. Chẳng một đứa trẻ bình thường nào lại không mong muốn mình ngày càng đẹp hơn về hình thức lẫn tâm hồn trong mắt mọi người. Do đó, trau dồi cảm xúc và tâm hồn hướng tới cái đẹp cho trẻ chính là đặt nền móng tốt đẹp cho sự thành đạt sau này. Các nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ tài hoa gặt hái những thành công trong xã hội… đều xuất phát từ sự dồi dào về cảm xúc thẩm mỹ và tâm hồn mơ mộng của mình.

3. Tuy nhiên, cảm xúc và tâm hồn hướng đến chân, thiện, mỹ không phải do bẩm sinh, di truyền hay tự nhiên có sẵn mà phải được bồi đắp, tu dưỡng từ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, để các con có một tâm hồn thánh thiện, hướng tới cái đẹp, bậc phụ huynh nên tham khảo một số gợi ý sau:

* Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi, công việc mang tính sáng tạo, hướng tới tính thẩm mỹ cao. “Học mà chơi, chơi mà học”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo vô cùng cần thiết của trẻ. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chủ động bày tỏ cảm xúc thẩm mỹ ra chủ đề và nội dung của các trò chơi, tự sáng tạo để làm các đồ chơi từ những nguyên vật liệu có sẵn trong nhà như làm diều, xếp hộp quà, làm hoa, vẽ tranh… Như vậy, đời sống cảm xúc thẩm mỹ của trẻ sẽ càng thêm phong phú. Cảm xúc thẩm mỹ luôn gắn với sự sáng tạo. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tích cực hành động chứ không nên gò ép trẻ vào những khuôn mẫu cứng nhắc.

* Làm giàu tâm hồn trẻ từ thực tế: Tạo điều kiện để trẻ sống trong môi trường âm nhạc phù hợp với lứa tuổi và khả năng cảm nhận của trẻ. Cho trẻ sống hòa mình với thiên nhiên để trẻ quan sát thế giới tự nhiên. Trẻ sẽ cảm nhận được cái đẹp từ những điều rất đỗi thân quen và gần gũi trong cuộc sống. Cha mẹ tranh thủ thời gian đưa trẻ đi du lịch, xem triển lãm tranh, ảnh để trẻ có cơ hội ngắm những bức tranh mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật.

Cm xúc thm m là tình yêu và hành đng vì cái tt đp, nên trong quá trình giáo dc tr, cha m đng hành vi con đ chúng đưc cm nhn mt cách sâu sc và hiu đưc ý nghĩa thiết thc ca yếu t chân thin m trong cuc sng. Làm giàu tâm hn tr bng nhng câu chuyn ng ngôn, câu chuyn c tích. Giúp tr din đt qua ngôn ng nói và ngôn ng viết. Trang b cho con h thng vn t phong phú, sinh đng đ tr din đt nhng cm xúc ca mình.

* Nếu có điều kiện hãy cho trẻ tham quan các làng nghề thủ công mỹ nghệ nhằm khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ. Khích lệ trẻ vẽ ra, nói ra những gì chúng cảm nhận và thẩm thấu về cái đẹp. Trong khi trẻ hình dung ra các biểu tượng, tốt nhất cha mẹ không nên gợi ý sẵn chủ đề, mà để cho trẻ bay bổng với trí tưởng tượng của mình. Như vậy, mới tạo cho trẻ một không gian về cảm xúc thẩm mỹ rộng mở. Nếu thật cần thiết, cha mẹ cũng có thể cùng con phác họa ra những nét chính rồi để các cháu hoàn thiện bức tranh.

* Khuyến khích trẻ có những hành động đẹp: Cảm xúc đẹp, tâm hồn đẹp chỉ thật sự giá trị khi được cụ thể hóa sinh động qua từng lời nói, việc làm. Trẻ biết chào hỏi, ăn nói lễ phép, trong ứng xử biết kính trên nhường dưới, thấy người gặp hoạn nạn là ra tay giúp đỡ, thấy người khó khăn thì chia sẻ… Đó là những hành vi chứa đựng tâm hồn cao đẹp. Vì thế, khi trẻ có cơ hội hãy khuyến khích trẻ phát huy lối sống đẹp và tuyên truyền, lan tỏa để các bạn đồng trang lứa cùng thực hiện.

Cảm xúc thẩm mỹ là tình yêu và hành động vì cái tốt đẹp nên trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ đồng hành với con để chúng được cảm nhận một cách sâu sắc và hiểu được ý nghĩa thiết thực của yếu tố chân thiện mỹ trong cuộc sống. Làm giàu tâm hồn trẻ bằng những câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện cổ tích. Giúp trẻ diễn đạt qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trang bị cho con hệ thống vốn từ phong phú, sinh động để trẻ diễn đạt những cảm xúc của mình.

Lê Phm Phương Lan (Ging viên tâm lý hc)

Bình luận (0)