Rối loạn tăng động giảm chú ý hay còn được gọi là chứng ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là căn bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em và có thể kéo dài cho tới tuổi trưởng thành.
Nhưng nhiều người thường không ý thức về căn bệnh này và cho rằng đó là hiện tượng hiếu động bình thường ở trẻ.
Theo The Huffington Post, ngày càng có nhiều trẻ được chẩn đoán mắc chứng ADHD. Đáng nói là 1/3 của tất cả các trường hợp chẩn đoán ADHD được thực hiện ở trẻ dưới 6 tuổi. Mặc dù nguyên nhân của chứng ADHD chưa được xác định rõ, nhưng trẻ em mắc hứng này thường không thể giữ được sự chú ý, nhiều năng lượng và hiếu động quá mức, không kiểm soát hành vi tốt đối với sự việc xung quanh như những em khác.
Số lượng trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc chứng ADHD đã tăng đáng kể trên toàn thế giới trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu cho biết. Chỉ tính riêng tại Mỹ, ADHD đã tăng 43% kể từ năm 2003, và con số hiện tại ở Mỹ là khoảng 5,8 triệu trẻ em.
“Về cơ bản ADHD cũng là trường hợp rối loạn các chức năng về thần kinh như bệnh trầm cảm, tự kỷ, hay tâm thần phân liệt. Chúng ta không có cơ chế xét nghiệm máu hay chụp quét não để xác định một cách hoàn toàn chính xác tất cả về căn bệnh này. Nhưng dựa theo phân tích quang phổ, thì nồng độ máu của người mắc ADHD cũng tương đương như người bệnh tự kỷ và đây thực sự là một vấn đề”. Stephen Hinshaw, nhà tâm lý học tại Đại học California – Berkeley, nói với Hiệp hội tâm lý Mỹ.
Mặc dù còn thiếu hiểu biết và nhiều quan niệm chưa đúng nhưng chứng tăng động, giảm chú ý ở trẻ thực sự là một dạng rối loạn tâm thần cần được quan tâm và điều trị phù hợp.
Phương Anh (TNO)
Bình luận (0)