Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Làm mới quan hệ nhà trường – doanh nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thi đi cách mng công nghip 4.0, các doanh nghip thưng chú trng kh năng sáng to, gii quyết vn đ ca sinh viên. Đ phù hp vi thi đi, trưng ĐH cũng làm mi khâu hp tác doanh nghip nhm cùng đi mi chương trình đào to thích ng tình hình thc tin…

Sinh viên tham gia phng vng tuyn vic làm vi đi din doanh nghip tuyn dng ti TP.HCM mi đây

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) đã chia sẻ điều này tại Hội thảo “Đổi mới quan hệ nhà trường – doanh nghiệp đáp ứng cuộc cách mạng số” do trường vừa tổ chức, đồng thời nhấn mạnh việc hợp tác tổ chức đào tạo ngoài doanh nghiệp trong thời gian tới đây.

ng đến hp tác dài hn

Tại hội thảo, TS. Vũ Trần Khánh Linh (Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) đã chỉ ra sự hợp tác của doanh nghiệp với các trường ĐH ở nước ta hiện nay chủ yếu thể hiện ở việc doanh nghiệp đóng góp ý kiến xây dựng chương trình đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên tham quan thực tập… Hiện ở Việt Nam mối liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường thường ngắn hạn, chỉ nhằm giải quyết những vấn đề theo nhu cầu và có xu hướng kết nối thông qua các hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng tư vấn và chuyển giao công nghệ. Các doanh nghiệp không mặn mà với các mối liên kết, đầu tư cho nghiên cứu khoa học một cách lâu dài, có chiến lược… vì nhiều lý do.

Trong khi đó, ở các nước phát triển, sự liên kết giữa doanh nghiệp và trường ĐH có tính chiến lược hơn. Cụ thể, doanh nghiệp và nhà trường có thể cùng tham gia xây dựng các chương trình đào tạo sau ĐH, đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh, có những tổ hợp nghiên cứu và nghiên cứu dài hạn để đạt các đột phá về mặt công nghệ. Sự hợp tác dài hạn này sẽ cung cấp một nền tảng đa diện, giúp các doanh nghiệp có thể phát triển năng lực sáng tạo mạnh mẽ hơn, bền vững hơn dựa trên khả năng, phương pháp và cơ sở vật chất các trường ĐH. Trường ĐH cũng sẽ có được nguồn kinh phí dồi dào, ổn định phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đồng thời có cơ hội công bố các kết quả nghiên cứu có tính đột phá, ứng dụng cao.

TS. Linh cho rằng các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu hợp tác dài hạn, vì những mục tiêu ngắn hạn thường đem lại hiệu quả không cao; đầu tư vào học viên cao học và nghiên cứu sinh vì lực lượng này có nhiều kỹ năng và thời gian nghiên cứu…

Cn có chính sách phù hp

Ông Lê Minh Trung (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp TP.HCM) đề xuất trường ĐH cần có cơ sở dữ liệu về đội ngũ chuyên gia, giảng viên, từ đó hình thành cộng đồng chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp. Hệ thống chung này cũng để quản lý sinh viên đã và sắp tốt nghiệp, là nơi đưa các sản phẩm sinh viên đang nghiên cứu lên để doanh nghiệp dễ tiếp cận.

Cũng theo ông Trung, doanh nghiệp mong mỏi trường ĐH đào tạo tốt kỹ năng mềm cho sinh viên, trong đó chú trọng rèn cho các em văn hóa ứng xử không chỉ ở trường mà còn trong doanh nghiệp. Bởi văn hóa ứng xử ở môi trường doanh nghiệp khác xa trong nhà trường. Đồng thời chú trọng cung cấp kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên để các em khi vào thực tế biết tìm đầu ra cho sản phẩm và xử lý rủi ro…

Doanh nghiệp lo “chảy máu chất xám”

TS. Đặng Thanh Dũng (Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) đề xuất: Nhiều doanh nghiệp không đủ nguồn lực đầu tư cho các chuyên gia tham gia phối hợp đào tạo cũng như không thấy được lợi ích trực tiếp khi tham gia hoạt động này. Đặc biệt, không ít doanh nghiệp còn lo ngại khả năng sinh viên sẽ làm việc cho nơi khác sau khi được trang bị kiến thức và kỹ năng quý giá từ đơn vị họ. Đây có thể xem là một dạng “chảy máu chất xám” đối với các doanh nghiệp tham gia phối hợp với nhà trường đào tạo. Hoặc nhiều sinh viên tốt nghiệp nếu muốn tiếp tục học lên cao, các doanh nghiệp này cũng mất đi cơ hội tuyển dụng họ. Do vậy, cần có những chính sách ở các cấp khác nhau từ doanh nghiệp, nhà trường đến Chính phủ, qua đó tạo động lực cho doanh nghiệp cũng như các chuyên gia tham gia hợp tác đào tạo, bù đắp được thời gian và tài nguyên mà họ đã đầu tư.

Trong tham luận, TS. Đặng Thanh Dũng (Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cũng đề cập việc hợp tác tổ chức đào tạo ngoài doanh nghiệp, khi đó các chuyên gia tại doanh nghiệp và giảng viên ĐH cùng tham gia giảng dạy. Sinh viên hưởng lợi nhờ các kiến thức và kỹ năng được trang bị rất sát với nhu cầu thực tiễn, từ đó tăng cơ hội được tuyển dụng sau khi ra trường.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, việc giám sát sinh viên đòi hỏi khá nhiều thời gian và làm tăng khối lượng công việc đáng kể cho các chuyên gia tại doanh nghiệp trong khi họ lại bận rộn với nhiệm vụ chính tại đơn vị. Do vậy, cần có chính sách phù hợp cho sự kết hợp cũng như quyền lợi của các chuyên gia này để thúc đẩy và duy trì mối quan hệ giữa hai bên.

T.Trân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)