Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cho rằng: theo quy luật về độ trễ của tăng trưởng tín dụng, từ 6-7 tháng sau khi “đạt đỉnh”, lạm phát cao sẽ xuất hiện.
Ông Cung nói: “Tháng 11/2009, Việt Nam “đạt đỉnh” về tăng trưởng tín dụng, vì vậy, nhiều khả năng, lạm phát cao sẽ là vị khách không mời của chúng ta bắt đầu từ tháng 4”.
Ông Cung nói: “Tháng 11/2009, Việt Nam “đạt đỉnh” về tăng trưởng tín dụng, vì vậy, nhiều khả năng, lạm phát cao sẽ là vị khách không mời của chúng ta bắt đầu từ tháng 4”.
Tỷ giá vẫn là vấn đề gây quan ngại trong năm 2010 – Ảnh: Việt Tuấn.
Ngày 14/1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo về kinh tế Việt Nam năm 2010 với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế. Bong bóng tài chính, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách… là những mối lo ngại luôn được nhắc đến trong suốt quá trình thảo luận.
"2009: Hưởng ngọt bùi, 2010: Chịu đắng cay"
Đó là nhận định của TS. Võ Đại Lược, Viện Kinh tế và chính trị thế giới về những giải pháp kích thích kinh tế mà Việt Nam đã áp dụng trong năm 2009. Ông Lược cũng chỉ ra 3 hệ luỵ cơ bản của các giải pháp chống suy giảm kinh tế năm 2009 sẽ phát lộ trong năm 2010 là nguy cơ tái lạm phát do phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài chính trong năm 2009; thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.
Phân tích về khả năng lạm phát cao, TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) e ngại đây sẽ là một nguy cơ khó tránh.
“Tính chung cả năm 2009, tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng khoảng 37,7% so với cuối năm 2008 (gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP), tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Điều đó cho thấy lượng hàng hoá sản xuất ra chưa tương ứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông và do đó nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại là điều khó tránh”, ông Ân nói.
Ông Ân còn tỏ vẻ đặc biệt lo ngại về vấn đề giá vàng tăng cao và tỷ giá. Tuy vàng không nằm trong giỏ hàng hoá tính CPI nhưng sự gia tăng nhanh chóng của giá vàng có thể kéo theo nhiều hệ luỵ, một trong số đó là sự lo ngại về giảm giá trị thị trường của đồng tiền. Giá vàng tháng 12/2009 đã tăng tới 64,49% so với tháng 12/2008 – một mức tăng kỷ lục trong nhiều năm qua, có thể dẫn đến kỳ vọng về sự gia tăng của lạm phát trong dân chúng và có thể đẩy giá cả các hàng hoá khác trên thị trường lên cao.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD sẽ khiến những mặt hàng có liên quan tới giá vàng và USD như nhà ở, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian tới.
Dù vậy, ông Ân và ông Lược đều tỏ vẻ tin tưởng và đồng tình cao với Chính phủ trong việc xác định những tư duy cốt yếu trong điều hành chính sách. Ông Võ Đại Lược cho rằng: “Kinh tế thế giới năm 2010 dù đã có nhiều dự báo nhưng dung sai của những dự báo chắc chắn sẽ không nhỏ. Vấn đề là Việt Nam phải có trong tay một công cụ để có thể “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Công cụ này là gì? đó là “Đổi mới”, mọi cái có thể luôn biến đổi, do vậy cũng phải luôn đổi mới theo trên cơ sở lợi ích phát triển của đất nước, sự giàu có của nhân dân, sự tiến bộ của xã hội”.
Phục hồi kinh tế: Không đơn giản
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói: kinh tế thế giới đã chạm đáy và đang “ngoi lên” là một thực tế rõ ràng nhưng những "bóng ma" của nó vẫn lẩn khuất và không ai dám chắc rằng nó không “nhập khẩu” vào Việt Nam.
Một trong số các “bóng ma” được ông Thiên chỉ ra là xu hướng tăng cường các bong bóng tài chính và bất động sản vì các chính phủ tiếp tục bơm tiền để kích thích kinh tế, thêm vào đó là xu hướng mất giá của đồng USD tiếp tục do chính sách đồng USD yếu của Chính phủ Mỹ.
Cả hai yếu tố này đều dẫn đến hậu quả là gia tăng mạnh mẽ lượng cung tiền ở nhiều nền kinh tế. Hai kênh chính hấp thụ lượng tiền này là thị trường tài chính và thị trường bất động sản sẽ đứng trước nguy cơ phình to bong bóng, ông Thiên nói.
GS. Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư lo ngại nạn thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội lớn của nhiều nước. Tình trạng thiếu lương thực lại xuất hiện khi đã có hơn 1 tỷ người trên hành tinh đối mặt với nạn đói, tăng 100 triệu người so với các năm trước; thị trường thế giới giá cả sẽ biến động mạnh…
Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, TS. Đoàn Hồng Quang bổ sung: phục hồi kinh tế sẽ để lại món nợ công khổng lồ cho chính phủ các nước. Sự gia tăng mạnh của nợ công là một nhân tố quan trọng khiến cho việc phục hồi không hề đơn giản. Nợ công cao trong bối cảnh nguồn thu bị co hẹp sẽ gây áp lực tăng lãi suất và thuế, ảnh hưởng tới tiếp cận nguồn lực của các nhà đầu tư và làm chậm quá trình phục hồi.
Trông thế giới, ngẫm cho Việt Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Hà Huy Tuấn cho rằng: “Nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ phục hồi giống như giai đoạn 1997- 2002, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Vì vậy, năm 2010 tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ trong khoảng từ 6 đến 6,5% GDP”.
"2009: Hưởng ngọt bùi, 2010: Chịu đắng cay"
Đó là nhận định của TS. Võ Đại Lược, Viện Kinh tế và chính trị thế giới về những giải pháp kích thích kinh tế mà Việt Nam đã áp dụng trong năm 2009. Ông Lược cũng chỉ ra 3 hệ luỵ cơ bản của các giải pháp chống suy giảm kinh tế năm 2009 sẽ phát lộ trong năm 2010 là nguy cơ tái lạm phát do phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tài chính trong năm 2009; thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.
Phân tích về khả năng lạm phát cao, TS. Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) e ngại đây sẽ là một nguy cơ khó tránh.
“Tính chung cả năm 2009, tín dụng đối với nền kinh tế đã tăng khoảng 37,7% so với cuối năm 2008 (gấp 7 lần tốc độ tăng trưởng GDP), tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện M2 và tăng trưởng GDP thực tế cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Điều đó cho thấy lượng hàng hoá sản xuất ra chưa tương ứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông và do đó nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại là điều khó tránh”, ông Ân nói.
Ông Ân còn tỏ vẻ đặc biệt lo ngại về vấn đề giá vàng tăng cao và tỷ giá. Tuy vàng không nằm trong giỏ hàng hoá tính CPI nhưng sự gia tăng nhanh chóng của giá vàng có thể kéo theo nhiều hệ luỵ, một trong số đó là sự lo ngại về giảm giá trị thị trường của đồng tiền. Giá vàng tháng 12/2009 đã tăng tới 64,49% so với tháng 12/2008 – một mức tăng kỷ lục trong nhiều năm qua, có thể dẫn đến kỳ vọng về sự gia tăng của lạm phát trong dân chúng và có thể đẩy giá cả các hàng hoá khác trên thị trường lên cao.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD sẽ khiến những mặt hàng có liên quan tới giá vàng và USD như nhà ở, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian tới.
Dù vậy, ông Ân và ông Lược đều tỏ vẻ tin tưởng và đồng tình cao với Chính phủ trong việc xác định những tư duy cốt yếu trong điều hành chính sách. Ông Võ Đại Lược cho rằng: “Kinh tế thế giới năm 2010 dù đã có nhiều dự báo nhưng dung sai của những dự báo chắc chắn sẽ không nhỏ. Vấn đề là Việt Nam phải có trong tay một công cụ để có thể “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Công cụ này là gì? đó là “Đổi mới”, mọi cái có thể luôn biến đổi, do vậy cũng phải luôn đổi mới theo trên cơ sở lợi ích phát triển của đất nước, sự giàu có của nhân dân, sự tiến bộ của xã hội”.
Phục hồi kinh tế: Không đơn giản
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói: kinh tế thế giới đã chạm đáy và đang “ngoi lên” là một thực tế rõ ràng nhưng những "bóng ma" của nó vẫn lẩn khuất và không ai dám chắc rằng nó không “nhập khẩu” vào Việt Nam.
Một trong số các “bóng ma” được ông Thiên chỉ ra là xu hướng tăng cường các bong bóng tài chính và bất động sản vì các chính phủ tiếp tục bơm tiền để kích thích kinh tế, thêm vào đó là xu hướng mất giá của đồng USD tiếp tục do chính sách đồng USD yếu của Chính phủ Mỹ.
Cả hai yếu tố này đều dẫn đến hậu quả là gia tăng mạnh mẽ lượng cung tiền ở nhiều nền kinh tế. Hai kênh chính hấp thụ lượng tiền này là thị trường tài chính và thị trường bất động sản sẽ đứng trước nguy cơ phình to bong bóng, ông Thiên nói.
GS. Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư lo ngại nạn thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội lớn của nhiều nước. Tình trạng thiếu lương thực lại xuất hiện khi đã có hơn 1 tỷ người trên hành tinh đối mặt với nạn đói, tăng 100 triệu người so với các năm trước; thị trường thế giới giá cả sẽ biến động mạnh…
Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, TS. Đoàn Hồng Quang bổ sung: phục hồi kinh tế sẽ để lại món nợ công khổng lồ cho chính phủ các nước. Sự gia tăng mạnh của nợ công là một nhân tố quan trọng khiến cho việc phục hồi không hề đơn giản. Nợ công cao trong bối cảnh nguồn thu bị co hẹp sẽ gây áp lực tăng lãi suất và thuế, ảnh hưởng tới tiếp cận nguồn lực của các nhà đầu tư và làm chậm quá trình phục hồi.
Trông thế giới, ngẫm cho Việt Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Hà Huy Tuấn cho rằng: “Nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ phục hồi giống như giai đoạn 1997- 2002, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Vì vậy, năm 2010 tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ trong khoảng từ 6 đến 6,5% GDP”.
Theo TBKTVN
Bình luận (0)