Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tính theo năm đã trên 17,53%, khiến cho người dân không mặn mà gửi tiết kiệm.
Theo quy luật thông thường, khi lạm phát có xu hướng tăng thì các ngân hàng cũng sẽ tăng lãi suất để thu hút vốn do biến động của lãi suất và lạm phát thường cùng chiều với nhau.
Tuy nhiên, không phải cứ tăng lãi suất thì sẽ tăng được lượng tiền huy động. Điều này còn phụ thuộc vào việc liệu mức tăng lãi suất có lớn hơn mức tăng lạm phát để đảm bảo cho người gửi tiền có được mức lãi suất thực dương hay không.
Nếu lãi suất thực bị âm, người có tiền sẽ tìm các kênh đầu tư khác để bảo toàn vốn như vàng, ngoại tệ, hoặc bất động sản, v.v. Đây là những loại tài sản thường sẽ tăng giá tương ứng hoặc cao hơn so với lạm phát.
Thực tế này đã được chứng minh trong năm 2008. Khi lãi suất thực âm, dù lãi suất tiết kiệm có tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng tiền gửi của hệ thống ngân hàng vẫn giảm từ gần 50% vào cuối năm 2007 xuống còn 25% vào cuối năm 2009.
Thực tế này đã được chứng minh trong năm 2008. Khi lãi suất thực âm, dù lãi suất tiết kiệm có tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng tiền gửi của hệ thống ngân hàng vẫn giảm từ gần 50% vào cuối năm 2007 xuống còn 25% vào cuối năm 2009.
Trong năm 2009, khi lãi suất thực mà người dân được hưởng là dương thì tăng trưởng huy động của hệ thống ngân hàng cũng tăng từ 25% lên 35%. Tuy nhiên, trong năm 2010, lãi suất thực đã diễn biến theo xu hướng giảm dần và đến đầu năm 2011, lãi suất thực đã chuyển từ dương sang âm thì tốc độ tăng trưởng tiền gửi lại diễn biến theo xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng huy động trong quý 1/2011 chỉ ở mức 1,56% so với mức 3,8% của quý 1/2010.
Khi chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tính theo năm của Việt Nam ở mức 17,53%, khiến lãi suất thực của tiền gửi đã bị âm. Điều này có thể dẫn đến một hệ luỵ đáng ngại: tình trạng tín dụng đen nở rộ. Người dân không muốn gửi tiền với lãi suất thấp sẽ cho vay ngoài với mức lãi suất cao hơn lãi suất gửi ngân hàng. Tuy rủi ro có thể mất vốn nhưng mức lợi nhuận thu lại khá cao, có thể bù đắp được một phần rủi ro mất vốn. Với việc các ngân hàng thương mại bị giới hạn về mức tăng trưởng tín dụng 20% năm 2011 và do nguồn huy động có thể bị sụt giảm, không những chỉ người dân mà cả một bộ phận doanh nghiệp vốn không vay được từ các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải chuyển hướng vay ở ngoài ngân hàng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng Nhà nước.
Nếu ngân hàng Nhà nước không nhanh chóng đưa ra các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát và có chính sách phù hợp để lãi suất thực dương, thì các ngân hàng thương mại sẽ ngày càng khó khăn hơn trong hoạt động huy động vốn. Ngân hàng Nhà nước không những hút được tiền lưu thông trong nền kinh tế, khiến cho lạm phát gia tăng.
Theo SGTT
Bình luận (0)