Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Làm phim phòng chống bạo lực học đường

Tạp Chí Giáo Dục

Không hô hào, khô khan hay giáo điu, nhng thông đip v phòng chng bo lc hc đưng đưc phát đi mt cách nh nhàng, thiết thc và hết sc gn gũi. Đó là cách mà hc sinh Trưng THPT Lê Trng Tn (Q.Tân Phú, TP.HCM) đang kêu gi qua nhng thưc phim do chính các em thc hin.


Mt thưc phim v phòng chng bo lc hc đưng đưc hc sinh Trưng THPT Lê Trng Tn thc hin

Hoạt động trên nằm trong chuỗi công trình chào mừng các ngày lễ lớn do Đoàn trường THPT Lê Trọng Tấn phát động, với mong muốn đưa những kiến thức pháp luật đến gần học sinh, giáo dục các em hướng tới tình bạn đẹp, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực. Cô Phạm Kim Thanh (Trợ lý thanh niên nhà trường) cho biết đây là lần đầu tiên hoạt động phòng chống bạo lực học đường được nhà trường thực hiện giáo dục qua hình thức cho học sinh tham gia xây dựng. Theo đó, mỗi lớp sẽ góp một clip với độ dài không quá 20 phút – học sinh tự xây dựng nội dung kịch bản và biên đạo dưới sự thẩm định của giáo viên chủ nhiệm, thông điệp xoay quanh những câu chuyện về bạo lực học đường, hướng xử lý và cách thức phòng tránh. “Học sinh các lớp tham gia rất hào hứng, nhiệt tình. Những câu chuyện được các em xây dựng một cách nhẹ nhàng, không xa xôi mà hiện hữu ngay trong môi trường học đường, lớp học. Theo đó, những câu chuyện được viết từ góc nhìn, sự cảm nhận của các em – những người trong cuộc – nên cũng mang đến cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Có thể câu chuyện đó chúng ta đã từng gặp, từng được các em kể nhưng ở góc độ người lớn, nhiều khi nghĩ rằng đó là câu chuyện bình thường”, cô Kim Thanh chia sẻ.

Cùng một thông điệp nhưng các câu chuyện về phòng chống bạo lực học đường của mỗi lớp lại mang những trăn trở khác nhau. “Bạo lực học đường xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân thậm chí rất… lãng xẹt. Mầm mống của bạo lực học đường chính là từ việc nhiều học sinh muốn thể hiện bản thân nhưng lại vô tình làm tổn thương đến bạn bè của mình”, Hồ Mỹ Anh (lớp trưởng lớp 12A14) cho hay. Với thông điệp về sự thấu hiểu, lớp 12A14 đã xây dựng đoạn phim dài hơn 2 phút. Trong đó, bạo lực học đường bắt nguồn từ việc vô tình “hất vào tay nhau” nhưng một bạn đã bị nhóm bạn đánh hội đồng. Khi chị gái của nạn nhân vào can thiệp cũng bị dọa đánh luôn. “Không chỉ thấu hiểu, qua đoạn phim này lớp em còn muốn gửi gắm đến các bạn rằng, nếu chẳng may trở thành nạn nhân của bạo lực học đường thì không nên tự ý nhờ người thân giải quyết mà cần phải báo với nhà trường, kết hợp cùng gia đình để cùng can thiệp”, Mỹ Anh nói. Trong khi đó, bộ phim về bạo lực học đường của lớp 10C3 lại xuất phát từ câu chuyện kỳ thị ngoại hình. “Bạo lực học đường không chỉ thể hiện qua các hành vi bạo lực về thể xác mà còn là bạo lực về tinh thần như kỳ thị, tẩy chay, nói xấu… Tưởng rằng những hành vi này không nguy hiểm nhưng thực ra lại “làm đau” nạn nhân rất nhiều”, Nguyễn Ngọc Yến Vy (lớp trưởng lớp 10C3) bày tỏ.

Theo cô Lê Thị Bích Hạnh (giáo viên tư vấn tâm lý của trường), bạo lực học đường luôn là vấn đề rất nhức nhối do lứa tuổi học sinh thích thể hiện. Nhiều học sinh khi là nạn nhân của bạo lực học đường bị tác động rất lớn về tâm lý, khiến các em tự ti, thu mình, thậm chí là không muốn đến trường. Việc đổi mới cách thức giảng dạy bạo lực học đường trong nhà trường sẽ giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về hành vi này, từ đó giảm tình trạng bạo lực trong nhà trường.

Những thước phim phòng chống bạo lực học đường của mỗi lớp sẽ được đưa lên Fanpage Đoàn trường để tăng tính tương tác và lan tỏa sâu rộng hơn việc giáo dục học sinh cùng chung tay đẩy lùi nạn bạo lực học đường.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)