Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Làm sao để giảm áp lực thi cử cho thầy trò và cả phụ huynh?

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 49.000 phụ huynh ở Mỹ đã ký một bản kiến nghị với mong muốn bãi bỏ hoàn toàn kỳ thi SAT – kỳ thi chuẩn hóa quan trọng cho học sinh trung học trước khi đăng ký vào học đại học tại Mỹ, Business Insider đưa tin.

Điều này đã cho thấy ảnh hưởng đáng sợ của việc thi cử lên tâm lý học sinh.

Một số bậc cha mẹ tin rằng con cái của họ có thể được động viên, kích thích tư duy bằng các hoạt động và dự án phong phú hơn việc thi cử. Họ cũng lo lắng rằng việc thi cử gây ra sự căng thẳng và áp lực quá mức lên con trẻ.

Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên (ATL) của Anh vừa lên tiếng cảnh báo tình trạng nhiều học sinh tiểu học nước này đang muốn tự tử vì không chịu nổi áp lực học tập.

Ảnh chụp màn hình Business Insider

Ảnh chụp màn hình Business Insider

Nhưng không chỉ các học sinh là trung tâm trong vấn đề này, mà chuyện áp lực thi cử là một vòng tròn, trong đó giáo viên – học sinh – phụ huynh đang ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Giáo viên chịu áp lực đáng kể trong việc giúp các học sinh đạt được kết quả cao trong các kỳ thi. Cha mẹ chịu áp lực vì chính kỳ vọng từ bản thân họ lên con cái và sự lo lắng cho tương lai của con.
Kết quả là cả giáo viên, phụ huynh có thể vô tình truyền những căng thẳng lên các học sinh khiến các em có một thái độ nhận thức rằng mình không được thất bại mà phải làm cho tất cả mọi người tự hào.
Cho dù bạn thông minh đến đâu nhưng nếu bạn mắc phải những điều sau đây thì kết quả thi không được như ý muốn là điều có thể dự đoán trước, theo About.
Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể dẫn đến suy nghĩ tâm lý tiêu cực ở các học sinh. Hơn nữa, các em cũng có thể bị các triệu chứng sinh lý như co thắt cơ bắp, tay chân run rẩy hoặc các hành vi rối loạn. Một điều cũng đáng lo ngại là chính từ sự lo lắng, áp lực mà khả năng xử lý vấn đề trong các bài kiểm tra của các em học sinh trở nên giảm sút thấy rõ.
Để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất nên bắt đầu từ thay đổi trong gia đình. Cha mẹ nên trấn an con cái và trấn an mình rằng kết quả không thực sự quan trọng, quan trọng nhất là con cái đã cố gắng hết mình. Trong lớp, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm quen với các định dạng bài thi, động viên tinh thần, tin tưởng, chia sẻ, hướng nghiệp để giảm áp lực thi cử cho các em.

Phương Anh (TNO)

Bình luận (0)