Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Làm sao giúp trẻ thích về quê đón Tết cổ truyền

Tạp Chí Giáo Dục

Tết là thi gian đoàn t sum hp gia đình, là khonh khc mi ngưi đưc x hơi, thư giãn, ngh ngơi đ chúc tng, đưc th hin s tri ân vi t tiên, ông bà, cha m, h hàng nơi mình sinh ra, đưc gi gìn các nét văn hóa truyn thng. Do vy, vi mi ngưi xa x thì h thưng mong mi đưc đón cái Tết đm m quê hương mình. Tuy nhiên, hin nay không ít nhng đa tr sinh ra và ln lên xa quê thì dưng như chúng không thích cm giác “đưc v quê ngày Tết”, mc dù nơi đó còn ông bà, cô dì, chú bác, h hàng.


Cha m hãy giúp tr nhn thy v quê dp Tết cùng ông bà là chuyến hành hương, du lch có ý nghĩa nht. Ảnh: IT

Cháu chng thích v quê ăn Tết!

Hầu như những đứa trẻ được sống và học tập ở thành thị không thích cảm giác háo hức, thích thú về quê đón Tết. Mỗi lần về quê đối với chúng như là nghĩa vụ, trách nhiệm để chiều lòng cha mẹ.

Bé Hòa Minh (13 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai) chia sẻ: “Tết này cháu chỉ thích được đi chơi đến nhà các bạn cùng lớp hoặc được đi tham quan một vài danh lam thắng cảnh rồi tập trung vào học tập chuẩn bị cho học kỳ sau, chứ cháu không muốn về quê. Ở quê cháu có quen biết được ai đâu. Cháu cũng chẳng biết nói giọng quê nên khó nói chuyện với mọi người. Cháu chỉ muốn gọi điện hỏi thăm ông bà nội, ngoại ở quê thôi chứ cháu chẳng thích về quê ăn Tết chút nào. Nhưng ba mẹ cháu lại cứ muốn cháu phải về quê tận Nghệ An”.

Tương tự, Nam An (12 tuổi, quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết: “Năm ngoái cháu đón Tết ở quê Quảng Bình nhưng ba mẹ cháu thì lại luôn la mắng cháu bởi cháu chỉ biết cầm điện thoại chơi điện tử, không quan tâm đến thăm và chúc Tết gia đình các cô dì chú bác và những hàng xóm láng giềng. Lần đầu tiên cháu về quê nên cháu đâu có biết ai, cha mẹ cũng có chỉ dẫn như không. Những trò chơi dân gian vào dịp Tết ở quê thì cháu chẳng thích vì dành cho người lớn là chính. Tết ở quê đối với cháu vừa lạnh vừa chẳng có gì thú vị. Năm nay dù cha mẹ động viên thế nào, cháu nhất định cũng không về quê đón Tết nữa đâu, kể cả cháu ở lại đây một mình”.

Rất nhiều trẻ tỏ ra khá hờ hững với phong tục ngày Tết ở quê, xa lạ, thờ ơ với việc về thăm hỏi những người họ hàng thân thích dịp đầu năm. Có không ít cha mẹ cảm thấy không vui lòng vì con mình không biết ứng xử ra sao với ngay cả ông bà, anh em trong họ mỗi dịp đi chúc Tết. Mỗi khi gọi điện về quê, các em thường lắc đầu không chịu nói chuyện hoặc không biết nói gì, nói ra sao sau khi chào và hỏi thăm sức khỏe… Tất cả những cách ứng xử đó với tổ tiên, ông bà, người thân, họ hàng, chỉ vì các cháu xa mặt nên cách lòng.

Cha m cn biết đ điu chnh

Những trường hợp trên không thể đổ lỗi tất cả cho trẻ mà nguyên nhân sâu xa chính là ở cách ứng xử của người lớn. Ở gia đình, cha mẹ thiếu sự giáo dục con cái đến nơi đến chốn ngay từ nhỏ, nhất là giáo dục về giá trị nguồn cội, về sự tri ân, lòng yêu thương, quan tâm chia sẻ lẫn nhau. Không ít bậc cha mẹ từ khi sinh con ra chỉ biết quan tâm rất nhiều đến việc làm sao để kết quả con học thật giỏi, thể hiện điểm số phải cao, phải học tốt những môn chủ đạo, phải tìm cho được thầy giỏi… Song, họ lại ít quan tâm đến việc giáo dục cho con lễ nghĩa hàng ngày nhất là những giáo dục cho con biết tri ân họ hàng, ông bà, anh em dịp Tết cổ truyền… Một bộ phận cha mẹ vì lo mải làm ăn nên cũng chỉ quan tâm đến việc tranh thủ làm ra nhiều tiền, thậm chí có những gia đình kinh doanh cả ba ngày Tết để kiếm lợi nhuận cao mà ít quan tâm đến việc đón Tết và truyền tải đến con ý nghĩa đoàn tụ của ba ngày Tết. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không thường xuyên giáo dục cho con hiểu được hướng về cội nguồn nhất là những ngày Tết đến không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn thể hiện ý thức công dân biết giữ gìn bản sắc đậm đà của Tết cổ truyền, là thành viên tích cực trong gia đình, là nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Cũng có thể trong chính cách thể hiện hàng ngày của cha mẹ thiếu nhất quán, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Chẳng hạn, người cha thì muốn con nghỉ ngơi về quê mỗi dịp Tết để con được trải nghiệm cuộc sống bình yên khi mùa xuân về trên quê hương, hình thành các giá trị sống như sự tử tế, lòng nhân ái… nhưng  người mẹ lại muốn con không nên đi lại nhiều, giữ gìn sức khỏe cho những ngày học sau ngày Tết. Trẻ con suy nghĩ đơn giản, thiển cận, thấy điều gì có lợi trước mắt như được đi chơi với bạn bè, hoặc nằm dài ở nhà chơi điện tử, lướt Facebook… Trẻ sẽ lựa chọn cách ở nhà thay vì phải về quê vất vả mà chơi thì chẳng được bao nhiêu.

Gii tr hưng v ngun khi Tết đến xuân v chính là bài hc đo đc quý giá cn phi đưc duy trì mt cách thưng xuyên. “Đt có l, quê có thói”, đng vì lý do nào đó mà chúng ta li quên đi vic l nghĩa này bi “Quê hương nếu ai không nh, s không ln ni thành ngưi”.

Không ít bậc cha mẹ lại có tâm lý ngại về quê dịp Tết chi phí tốn kém làm ảnh hưởng đến suy nghĩ ngây thơ, non nớt của trẻ. Sự ràng buộc các mối quan hệ qua lại giữa gia đình và những người thân ở quê còn ít gắn bó… Từ đó làm cho các em cũng không hiểu ý nghĩa của việc đón Tết ở quê và cũng khó mà giúp các em cảm nhận niềm vui khi thực hiện sự quan tâm đến cội nguồn ngày Tết đến xuân về.

Ở nhà trường, việc giáo dục ý nghĩa của Tết cổ truyền và hướng về quê hương đón Tết vẫn bị xem nhẹ, thầy cũng chưa phát huy hết khả năng thuyết phục nên vẫn chỉ là những bài giảng chưa thật sự đi vào lòng học sinh. Đội ngũ giáo viên vẫn không thường xuyên giáo dục các em về giá trị nguồn cội và thiếu những bài học sinh động, thực tế để các em biết và tự giác hướng về nguồn khi Tết đến.

Suy cho cùng, trẻ sẽ háo hức về quê đón Tết cùng gia đình khi có những điều ở quê lôi cuốn, thu hút chúng. Hãy giúp trẻ nhận thấy về quê dịp Tết là chuyến hành hương, du lịch có ý nghĩa nhất. Trong gia đình, cha mẹ hết sức mềm dẻo khi thường xuyên giáo dục cho con cái tình cảm đối với họ hàng và quê hương. Tết Nguyên đán là thời điểm, điều kiện để thể hiện lòng tri ân với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, dòng họ. Đó cũng là những bài học quý mà giới trẻ hiện nay cần trang bị. Đặc biệt, mỗi dịp Tết đến cha mẹ nên sắp xếp thời gian để cùng gia đình về quê đón Tết, thường xuyên như vậy thì các em sẽ kết nối được các mối quan hệ với người thân và cũng cảm thấy ấm cúng hơn, thích thú hơn. Chúng sẽ có được kỷ niệm sâu sắc, đẹp đẽ. Sau những chuyến đi về quê ăn Tết sẽ tạo ấn tượng tốt khiến trẻ tự giác hướng về nguồn mỗi khi năm hết Tết đến.

Bên cạnh đó, đội ngũ thầy cô giáo cần phải thường xuyên giáo dục truyền thống yêu quê hương, uống nước nhớ nguồn, hướng về tổ tiên những dịp Tết đến, xuân về cho các em thông qua những hoạt động thực tế bổ ích, những câu chuyện cảm động…

ThS. Lê Phm Phương Lan
(Ging viên tâm lý hc)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)