Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Làm “sống dậy” di tích lịch sử

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua bên cnh vic tôn to, sa cha di tích lch s văn hóa trên đa bàn TP.HCM, lãnh đo các cp cũng như nhng ngưi làm văn hóa, giáo dc còn n lc thc hin nhng hot đng, chương trình biến nơi đây tr thành “đa ch đ” giáo dc thế h tr. Vic này đã góp phn vào vic xây dng và phát trin văn hóa đô th trên đa bàn TP.HCM.


Ngưi dân, hc sinh thưng thc trích đon “Trưng Vương bình ngũ lãnh” ti di tích Khu lưu nim m c Phan Châu Trinh

Hc giáo dc đa phương di tích lch s

Nằm trên địa bàn Q.Tân Bình, di tích Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh được xem là “địa chỉ đỏ” giáo dục văn hóa, lịch sử cho thế hệ trẻ. Di tích có không gian mở, kiến trúc độc đáo. Mộ phần cụ Phan nay được tu bổ theo kiểu một ngôi nhà mồ rộng rãi, có mái ngói che nắng, có hai dãy ghế đá hai bên để khách đến thăm viếng nghỉ ngơi. Sau mộ là tấm bia đá bằng cẩm thạch cao 3,6m, rộng 3m, nói về thân thế sự nghiệp của cụ Phan do cụ Huỳnh Thúc Kháng soạn.

Phần đất khu mộ xưa là Nghĩa trang Gò Công tương tế. Khi cụ Phan Châu Trinh mất, một điền chủ đã hiến đất xây mộ. Sau này, những mộ khác trong nghĩa trang được di dời để làm khu di tích như hiện nay. Đền thờ Phan Châu Trinh xây dựng năm 1930 tại khu vực phường Đa Kao (Q.1) ngày nay. Năm 1993 đền này được dỡ bỏ và xây mới cạnh mộ phần.

Nhà lưu niệm nằm đối diện mộ cụ Phan Châu Trinh là nơi trưng bày những di vật, di bút, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh. Đến đây, các bạn trẻ không chỉ hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của nhà yêu nước Phan Châu Trinh mà còn tích lũy cho mình vốn kiến thức phong phú về văn hóa, lịch sử.

Dẫn học sinh đến tham quan di tích Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh, cô Bùi Thị Ngọc Lý (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Võ Văn Tần, Q.Tân Bình) cho biết, giáo dục địa phương là một trong những môn học mới và bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Môn học này giúp học sinh có thêm kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý cũng như cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương mình đang sinh sống và học tập. “Bên cạnh giáo dục từ sách vở, việc cho các em đi trải nghiệm, thực tế tại các di tích lịch sử là cách học môn giáo dục địa phương hiệu quả. Việc này không chỉ giúp các em nắm được kiến thức nhanh, dễ hiểu mà còn hun đúc lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn thế hệ cha ông đã tốn biết bao công sức để xây dựng kho tàng văn hóa độc đáo cho thế hệ mai sau”, cô Lý chia sẻ.

Nhiu hot đng tưng nh

Khác với những di tích khác, di tích Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh hiện đang được ông Nguyễn Đông Hòa (cháu cố cụ Phan Châu Trinh) quản lý. Với trách nhiệm của một người cháu, thời gian qua ông Hòa đã cho mở thư viện cộng đồng tại đền thờ để mọi người có thể đến đọc sách, tìm hiểu về tinh thần tiến bộ của thế hệ cha ông đi trước. Bên cạnh mở thư viện, ông Hòa còn cùng với người thân thành lập Quỹ học bổng Phan Châu Trinh nhằm động viên các em học sinh vươn lên trong học tập.

Không chỉ vậy, tại di tích Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh còn thường xuyên diễn ra các chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật dân tộc để tưởng nhớ đến nhà yêu nước đã tiên phong xây dựng phong trào Duy Tân, mở trường dạy kiến thức và chữ quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX giúp “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh”. Mới đây, trong dịp kỷ niệm 97 năm ngày mất của cụ Phan Châu Trinh (24-3-1926/ 24-3-2023), người dân và giới trẻ lại có dịp lắng nghe buổi chia sẻ về giá trị tinh thần, tư tưởng “Chi bằng học” của cụ Phan Châu Trinh do diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang trình bày. Đặc biệt, chương trình còn biểu diễn các tiết mục ca cổ “Nỗi lòng Phan Châu Trinh” và trích đoạn “Trưng Vương bình ngũ lãnh” do CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam bộ thể hiện.

TP.HCM hin có 185 di tích lch s, văn hóa. Bên cnh nhng di tích ni tiếng đưc nhiu ngưi biết đến có không ít di tích dù đưc công nhn nhưng b “lãng quên” vì ít ngưi lui ti. Trong khi đó, trong Chương trình giáo dc ph thông 2018, giáo dc đa phương là môn hc bt buc nhm giúp hc sinh có thêm kiến thc v văn hóa, lch s, đa lý cũng như cp nht thông tin v tình hình kinh tế, xã hi ca đa phương mình đang sinh sng và hc tp. Chính vì vy, vic sa cha, tôn to di tích là vic làm cp thiết. Đng thi vic thc hin nhng chương trình, hot đng hp dn đ thu hút ngưi dân, gii tr tìm đến di tích lch s s góp phn vào vic xây dng và phát trin văn hóa đô th trên đa bàn TP.HCM.


Các em hc sinh tìm hiu v c Phan Châu Trinh

Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang khẳng định: “Cụ Phan Châu Trinh không chỉ là nhà cách mạng tiên phong, đấu tranh vì hạnh phúc lớn lao của dân tộc mà cụ còn là một bậc thầy sống mãi trong lòng dân tộc. Cụ Phan phổ hóa giá trị tinh thần văn hóa truyền thống và văn minh hiện đại không chỉ bằng ngôn ngữ của khoa bảng có chừng mực mà còn dùng ngôn ngữ bình dân, dễ hiểu nhất để giúp mọi tầng lớp, mọi thành phần xã hội Việt Nam dễ dàng tiếp cận và đặc biệt là những giá trị cao quý đó vẫn mang hơi thở thời đại mặc dù đã sau hơn 100 năm. Cụ Phan Châu Trinh đã giúp cho mỗi chúng ta có thêm động lực và nguồn cảm hứng, nguồn năng lượng tích cực để yêu hơn cuộc sống, thấy được sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn trong học tập và lao động. Giúp cho chúng ta biết tự nhắc nhở mình về lý tưởng sống cao đẹp và sống xứng đáng.

Bà Lê Thị Thu Sương (Phó Chủ tịch UBND Q.Tân Bình) cho biết: “Di tích Khu lưu niệm mộ cụ Phan Châu Trinh mang giá trị văn hóa lịch sử của giai đoạn đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp, góp phần tô thắm thêm trang sử vàng truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Nơi đây còn là chứng cứ lịch sử giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về tấm gương cách mạng sáng ngời cho các thế hệ noi theo”.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)