Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Làm thế nào để hội nhập quốc tế?

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc cách mng công nghip 4.0 đang đến gn và nó s ly đi rt nhiu nhân lc lao đng. Tuy nhiên, nếu chúng ta có kiến thc, k năng và năng lc thì s có rt nhiu cơ hi đ tr thành công dân toàn cu, hi nhp vi quc tế và t l thành công là rt cao.

TS. Nguyn Thanh Tùng (Vin trưng Vin Qun tr tri thc, S KH-CN TP.HCM) đang tư vn cho hc sinh Trưng THPT Lương Văn Can

Đó là chia sẻ của các chuyên gia trong chương trình tư vấn kỹ năng học đường “Kỹ năng hội nhập toàn cầu và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” năm học 2018-2019 diễn ra tại Trường THPT Lương Văn Can (Q.8) mới đây. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP tổ chức với sự đồng hành của Trường ĐH FPT.

Ti chương trình, nhiu hc sinh lo ngi có nhng ngành robot s làm tt hơn con ngưi. Vy liu con ngưi có ch đng hay không? Gii đáp câu hi này, ThS. Lê Hng Ngc (Phó Trưng phòng Tuyn sinh, Trưng ĐH FPT) lý gii: Trí tu nhân to đ phc v, giúp con ngưi thun li, d dàng hơn trong lao đng. Mun có ch đng thì đòi hi chúng ta phi có ý tưng và luôn suy nghĩ làm sao đ trí tu nhân to ngày càng thông minh hơn nhm phc v con ngưi ch đng lo s.

Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở KH-CN TP.HCM) chia sẻ: Muốn trở thành một người có khả năng hội nhập trong thời đại mới, chúng ta phải học tập và rèn luyện ngay từ bây giờ để có được 5 kỹ năng cần thiết. Thứ nhất, kỹ năng hợp tác với nhau. Đó là sự chung sức, chung lòng, tìm hiểu một vấn đề qua nhiều khía cạnh khác nhau, qua đó giúp bản thân mỗi người hiểu vấn đề một cách sâu sắc nhất. Tuy nhiên, sự hợp tác phải mang lại giá trị cho mọi người, cho xã hội. Thứ hai, kỹ năng giao tiếp. Đây không phải là khả năng nói hay, nói nhiều mà chính là sự lắng nghe và thấu hiểu. Người biết lắng nghe tốt sẽ phân tích và đúc kết tốt. Từ đó hình thành nên một khả năng giao tiếp tốt. Thứ ba, kỹ năng sáng tạo. Theo TS. Tùng, người có năng lực hợp tác mới tạo ra được những sản phẩm sáng tạo. Sáng tạo ở đây chính là làm cho người khác thấy được sự khác biệt của mình. Để làm được điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi người phải có lập trường vững vàng, bảo vệ được quan điểm vì có những sản phẩm sáng tạo vừa ra đời bị mọi người phủ bỏ, không chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta chứng minh được sản phẩm sáng tạo của mình có ích cho xã hội và thuyết phục được họ thì đó là thành công. Thứ tư, năng lực tư duy phản biện. Để có được điều này, bản thân mỗi người phải mạnh dạn đào sâu vấn đề bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi và tự tìm ra câu trả lời để đi đến kết luận cuối cùng. Thứ năm, kỹ năng học tập liên tục suốt đời. “Đây là kỹ năng quan trọng nhất, nó sẽ giúp các em tiếp cận, hội nhập với bất kỳ cuộc cách mạng nào”, TS. Tùng nhắn nhủ.

Trong tương lai, robot sẽ thay thế con người ở một số lĩnh vực lao động. Việc này đồng nghĩa với tỉ lệ người thất nghiệp sẽ tăng cao. Vậy làm thế nào để đón đầu xu thế này? ThS. Lê Hồng Ngọc (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh, Trường ĐH FPT) trấn an: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ lấy đi rất nhiều lao động. Tuy nhiên, cũng chính nó giúp con người phát triển tư duy trí tuệ. Robot do con người tạo ra, nếu không có con người chắc chắn không có robot. Dù ở trong thời điểm nào, cuộc cách mạng nào thì con người cũng vô cùng quan trọng. Nhưng để được tồn tại lâu dài thì đòi hỏi chúng ta nắm vững 4 kỹ năng cơ bản. Theo ThS. Ngọc, thứ nhất là khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Bởi khi biết tiếng nước ngoài, các em sẽ đọc được những thông tin mới nhất của thế giới. Song song đó là chương trình học không bị lỗi thời và là tiêu chí để chính mình cạnh tranh với nhân lực các nước trên thế giới trong môi trường làm việc toàn cầu. Thứ hai là khả năng chuyên môn. Người có được điều này luôn đặt câu hỏi: Họ đã làm điều đó như thế nào? Từ câu hỏi đó, chúng ta tự tìm cho mình lời giải để khi gặp khó khăn tự tháo gỡ và rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, ngoài việc học ở trường, học ở sách vở, chúng ta cần phải học những người đi trước vì họ là người từng trải, già dặn kinh nghiệm. Thứ ba là kỹ năng mềm. Kỹ năng này sẽ giúp các em làm chủ bản thân, cân bằng cảm xúc, quản lý được quỹ thời gian và đặc biệt là đối phó được với những rắc rối trong cuộc sống. Thứ tư là kỹ hội nhập. Điều này sẽ giúp bản thân sẵn sàng cho những trải nghiệm trong nước và quốc tế. “Không có ngành nghề nào là hot, quan trọng là chúng ta có… hot hay không”, ThS. Ngọc nhấn mạnh.

Trên 4.000 hc sinh Tây Ninh đưc trang b k năng hc đưng

Hc sinh Trưng THPT Hoàng Văn Th (huyn Châu Thành) đt câu hi cho ban tư vn. Ảnh: Hoàng Anh

Nhằm giúp học sinh tại tỉnh Tây Ninh trang bị những kỹ năng cần thiết để bắt kịp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời khai phá được đam mê và năng lực của bản thân, Báo Giáo dục TP.HCM và Trường ĐH FPT phối hợp với Sở GD-ĐT cùng Tỉnh đoàn Tây Ninh tổ chức chương trình tư vấn học đường “Kỹ năng hội nhập toàn cầu và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Chương trình diễn ra từ ngày 21 đến 24-1 ở 12 trường THPT, tiếp cận trên 4.000 học sinh lớp 12. Theo TS. tâm lý Đào Lê Hòa An, trước ngưỡng cửa vào đời, việc giúp học sinh lớp 12 hiểu được mình thật sự muốn gì, muốn trở thành người như thế nào, có thế mạnh ở điểm nào… là điều thật sự cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới luôn biến động và thay đổi từng ngày, sự cạnh tranh về công việc ngày càng gay gắt. “Không hẳn là kiến thức, để cạnh tranh và thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các em phải cần đến các kỹ năng. Chương trình là nhịp cầu nối đưa các em đến gần với những kỹ năng đó một cách thiết thực”, ông An chia sẻ.

Yến Hoa

Trước những lời chia sẻ của các chuyên gia, em Lê Quý Tuấn Kiệt (lớp 11A8) băn khoăn: “Khi mình đã có sự lựa chọn riêng thì có nên đi theo lựa chọn đó không trong khi không biết nó đúng hay sai?”. TS. Nguyễn Thanh Tùng phân tích: Muốn biết sự lựa chọn đúng hay sai, bản thân mình phải dựa trên nền tảng đạo đức và đạo lý. Nếu tuân thủ điều này, bản thân đã xác định được sự lựa chọn đó là đúng. Tuy nhiên, thành công hay không còn dựa vào nghị lực, năng lực của bản thân. Còn với câu hỏi của em Võ Mai Yến Phụng (lớp 12A13): “Vật chất thành công là gì?”. TS. Tùng giải đáp: Thành công không phải là chúng ta có tiền tài, danh vọng, sống trong cuộc sống “ông hoàng, bà hoàng” mà chính là chúng ta biết sẻ chia với người khác và làm mọi người thấy hạnh phúc. Bên cạnh đó, bản thân phải không ngừng học hỏi, tiếp nhận cái mới và rèn luyện tư duy, đạo đức suốt đời. Đặc biệt là chiến thắng với chính bản thân mình. Như vậy mới gọi là thành công.

Liên quan đến việc chọn ngành nghề cho tương lai, em Dương Tú Quỳnh (lớp 12A8) lo lắng: “Làm sao để chọn được ngành nghề yêu thích để đi đến thành công?”. TS. Tùng gợi ý: Đầu tiên, em định hình xem bản thân thích cái gì. Có hai xu hướng để em dựa vào đó lựa chọn là KH-CN và xã hội, nghệ thuật. Nếu có biểu hiện thích khám phá, sáng tạo ra những sản phẩm liên quan đến công nghệ thì lựa chọn ngành nghề ở xu hướng này. Còn thích làm việc nhóm và tương tác với nhau hay thích cái đẹp, hội họa thì theo xu hướng xã hội, nghệ thuật. Tùy vào khả năng, sự yêu thích và đam mê mà chúng ta có lựa chọn phù hợp nhất.

Kiu Khánh

 

Bình luận (0)