Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Lần đầu phát hiện cá mập sống trong lòng núi lửa

Tạp Chí Giáo Dục

Trong lúc khám phá trong lòng Kavachi, núi lửa đang hoạt động dưới đáy biển quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương, thì các nhà khoa học phát hiện cá mập.

"Đương nhiên là chúng tôi rất cảnh giác," Brennan Phillips, thành viên nhóm nghiên cứu của National Geographic cho biết. "Không ai biết chu kỳ phun trào của Kavachi."

"Các thợ lặn sắp tiếp cận được với rìa ngoài núi lửa, thì buộc phải lùi lại vì nước nóng và bỏng nhẹ vì nước chứa axit," Phillips nói. Cuối cùng, họ phải đưa robot lặn, camera chống nước xuống đáy biển. Không ngờ, lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện cá mập búa và cá mập mắt trắng (Carcharhinus falciformis) bơi lượn trong lòng núi lửa, NG hôm 9/7 đưa tin.

Những con vật to lớn này phải thích nghi với vùng nước nóng hơn, nhiều axit hơn. "Phát hiện này đặt ra câu hỏi chúng thích nghi được với những loại môi trường khắc nghiệt nào. Chúng trải qua những thay đổi gì? Phải chăng chỉ có một số loài động vật nhất định có thể sống trong môi trường này? Và rõ ràng là con người không thể tiến gần nơi những con cá mập này đang sống," Phillips nói.

Ông cho biết, sẽ rất thú vị để quan sát núi lửa Kavachi và cuộc sống của động vật ở đây, chẳng hạn như cá mập. Liệu chúng biết trước và chạy trốn khi núi lửa phun trào, hay là không biết và kẹt lại, mất mạng trong làn nước và dung nham nóng rãy.

"Mọi nghi vấn đều được đặt ra, mở ra những hướng đi vô tận mà con người có thể nghiên cứu," Phillips kết luận.

Hồng Hạnh (theo vnexpress)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)