Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lan tỏa những bài học về tấm gương Bác Hồ trong nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu nhà nghiên cu đã ch ra rng, Ch tch H Chí Minh, gn như không có khái nim “lý thuyết gia”, “nhà tư tưng”, “nhà lý lun”… như mt s ngưi và các danh xưng đó nếu có ch sau khi ngưi khác khái quát nhng điu Ngưi đã nói, đã viết, đã làm.


Theo tác gi, các câu chuyn k v Bác H cn chính xác, tuyt đi không th là chuyn sáng tác. Trong nh: Hc sinh THPT hc lch s t d án tên đưng. Ảnh: Y.Hoa

Bởi ở Người, từ các hành động được lặp đi lặp lại, từ các lời hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên và nhiều đối tượng khác, trong đó có giáo viên, học sinh, đã bật lên thành lý thuyết, thành tư tưởng, từ đó trở thành lý luận, chứ bản thân Người không thực hiện công việc rao giảng lý luận, tư tưởng. Do đó các bài học về tấm gương của Người vô cùng sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thấm, dễ học. Câu nói của Hồ Chí Minh được người đời dẫn lại rất nhiều là “Một trăm bài diễn thuyết hay không bằng một tấm gương sống” có thể coi là một chỉ dẫn quan trọng cho hành động của mỗi người thông qua các tấm gương cụ thể, các bài học thiết thực của Bác cũng như của người khác.

Thời gian qua, một số trường học và cá nhân giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã tập hợp các mẩu chuyện kể về Hồ Chí Minh, nhất là về tấm gương Hồ Chí Minh, để đóng thành những tập sách, tập tài liệu phổ biến trong nhà trường. Hoặc nhà trường gắn kết với các địa phương, cơ quan, đơn vị, nhiều người cũng có sáng kiến sưu tầm các mẩu chuyện để đóng thành tập dùng nội bộ; có nơi có gia công hơn bằng cách sau phần “chuyện” đó có phần “bình” với những gợi ý về các điều nên học liên quan đến câu chuyện đó. Trong một số trường hợp, việc học tập Bác Hồ cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức thiết thực, cụ thể, trong đó có việc sưu tầm các chuyện kể, lời nói, bài học, hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ… Đặc biệt là thời gian gần đây, khi thành phố triển khai thực hiện việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh thì việc học tập và làm theo Bác càng được các trường học quan tâm nhiều hơn, với nhiều cách thức sinh động, phong phú. Những câu chuyện này được nhiều trường học làm tài liệu vận dụng để kể chuyện dưới cờ hằng tuần, cho cả học sinh, giáo viên và trong sinh hoạt chi bộ của trường.

Một số cơ quan và nhà nghiên cứu đã tập hợp các mẩu chuyện về Bác Hồ để phát hành rộng rãi có ý nghĩa rất thiết thực cho các tầng lớp nhân dân trong việc học và làm theo Bác. Chẳng hạn, bộ sách “Kể chuyện Bác Hồ” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiện đã có 9 tập (xuất bản năm 2019), do nhiều tác giả sưu tầm, tuyển chọn, được dùng rộng rãi trong nhà trường. Mỗi tập đều mang sắc thái riêng, nhưng các câu chuyện trong sách đều sinh động, là những bài học quý báu về phẩm chất kiên cường đấu tranh vì quyền tự do của con người, về hòa bình và hạnh phúc của nhân dân, là tấm gương sáng về đạo đức cho mỗi người chúng ta học tập, nhất là đối với học sinh, sinh viên trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất con người mới. Hay cuốn “Tấm gương Bác, ngọc quý của mọi nhà”, do tiến sĩ, Đại tá Nguyễn Văn Khoan biên soạn, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2007, được tái bản năm 2018, gồm hơn 300 mẩu chuyện kể về Bác Hồ được tác giả sưu tầm từ nhiều nguồn trong nhiều năm, khá phong phú về hình thức, tính chất… GS. Đinh Xuân Lâm đã giới thiệu: “Có thể khẳng định rằng từ trước nay đây là sưu tập phong phú và đầy đủ nhất các mẩu chuyện về tư tưởng đạo đức của Bác Hồ được công bố. (…) Nội dung công trình này vô cùng quý và có giá trị phổ biến, tên sách đã nói lên điều đó. Đây là những bài viết ngắn gọn, có nội dung súc tích, dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh tình cảm gắn bó của Bác Hồ với bộ đội, cán bộ, nhân dân”. Năm 2017, Nhà xuất bản Thanh niên in lại cuốn này với tên khác là “Bác Hồ, Viên ngọc quý của mọi thời đại”. Ngoài ra, còn nhiều tài liệu khác, cả chính thức và không chính thức, cả bằng bản in lẫn bản điện tử, cả dạng giấy lẫn các loại video, audio… đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc lan tỏa tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đến giáo viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục.

Nói chung, những loại tài liệu như thế này có ý nghĩa khá tích cực trong việc lan tỏa tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến mọi người, nhất là với giáo viên, những người sẽ làm lan tỏa các bài học, các chuyện kể đến với học sinh và truyền cảm hứng từ các bài học, chuyện kể đó; đối với học sinh, những người đang hoàn thiện nhân cách, việc học và vận dụng các bài học từ Bác Hồ là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, cần quan tâm đến những nhóm đối tượng khác nhau thì nên có những loại chuyện kể khác nhau; chẳng hạn, đối tượng là học sinh thì các mẩu chuyện nên ngắn, gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện; với giáo viên thì có thể dài hơn, sâu hơn, có nhiều ý gợi mở hơn… Hoặc tài liệu để sinh hoạt dưới cờ cho toàn trường thì có thể cô đọng, đồng thời thể hiện bằng những cách thức phong phú như ngâm thơ, ca nhạc, sân khấu hóa…; còn tài liệu sinh hoạt trong chi bộ giáo viên thì nên nghiêm trang hơn… Đương nhiên, trong việc sưu tầm tài liệu cần bảo đảm tính chính xác, đúng đắn, có định hướng và mang tính giáo dục cao, phù hợp với một số học đường. Các chuyện kể cần trung thực, chính xác, tuyệt đối không thể là chuyện sáng tác hoặc chuyện “lắp ghép”, “cắt dán”. Có thể chuyện chưa chính xác về thời gian, địa điểm, nhân vật, tính chất (nếu điều đó không ảnh hưởng đến nội dung câu chuyện và không gây ngộ nhận về các yếu tố có liên quan) nhưng phải là chuyện có thật. Tránh những chuyện “tam sao thất bổn”, chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, chuyện “lấy nước mắt” nhưng thực ra không có thật… Với những chuyện đã công bố rộng rãi, nếu có căn cứ cho rằng đó không phải chuyện thật thì tránh dẫn lại. Cần phát huy các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các hội thi… để quảng bá rộng rãi những chuyện kể về Bác Hồ nhằm giúp lan tỏa và thấm sâu trong học sinh. Việc học tập, vận dụng các bài học từ chuyện kể cần linh hoạt, gắn với điều kiện thực tiễn chứ không nên máy móc, rập khuôn. Đặc biệt là với học sinh, các chuyện kể, bài học cần gần gũi, giản dị, phù hợp và có giá trị hình thành, bồi đắp và hoàn thiện nhân cách cho các em.

Bên cạnh đó, từng cơ sở giáo dục cần tập hợp các gương giáo viên và học sinh tiêu biểu, điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gương người tốt việc tốt và làm lan tỏa các gương này trong toàn trường. Chẳng hạn, một học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất cần được giới thiệu rộng rãi và có các hình thức biểu dương phù hợp để khích lệ các học sinh khác noi theo; một giáo viên tích cực hiến máu nhân đạo hoặc có thành tích về giảng dạy… thì cũng cần được lan tỏa không chỉ trong tập thể sư phạm mà còn trong toàn trường; kể cả một bảo mẫu, nhân viên vệ sinh, bảo vệ… có tinh thần trách nhiệm cao, có hành xử đúng mực, có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả thì vẫn cần được biểu dương rộng rãi để tạo sự khích lệ chung. Và, chuyện kể về những cá nhân trong nhà trường tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng cần được xem trọng như các chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác Hồ.

Nguyn Minh Hi

 

Bình luận (0)