Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lan tỏa thông điệp chống bạo lực và xâm hại

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vi s mnh đ cao và nhc nh cng đng v tm quan trng trong vic xây dng văn hóa hòa bình, Qu Hòa bình – Phát trin TP.HCM (HPDF) va t chc Ngày hi văn hóa hòa bình 2019 vi thông đip “Vì mt xã hi nhân văn và bình an: Hãy cùng nhau chng bo lc và xâm hi” ti Nhà Thi đu Quân khu 7, TP.HCM.

Tiết mc phn ánh bo lc và xâm hi đi vi tr em do các bn sinh viên biu din

Tham dự ngày hội có đại diện của một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại TP.HCM, đại diện Văn phòng Hợp tác Chương trình UNICEF Việt Nam; đại diện UNESCO tại Việt Nam cùng nhiều sinh viên, học sinh trên địa bàn.

Tại ngày hội, đạo diễn, diễn viên Hồng Ánh chia sẻ, trong thời gian gần đây dư luận dấy lên thông tin sử dụng trẻ em vị thành niên để đóng vai nhạy cảm mà không có người thế thân, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em. Ngày nay, bạo lực, xâm hại không chỉ xảy ra ở mặt thể xác mà còn ngay cả ở mặt tinh thần, không để lại thương tích nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thậm chí dẫn đến những hành vi thật ghê gớm… “Trước tình trạng này, những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật cần nhìn lại cách sử dụng diễn viên để cho các em thể hiện đam mê trong một môi trường lành mạnh, được sự bao bọc, hỗ trợ của người lớn” – đạo diễn, diễn viên Hồng Ánh nhấn mạnh.

TS. Nguyn Thanh Tùng nói: “Theo tôi, gia đình, nhà trưng và xã hi cn phi có trách nhim vi tr, hãy to điu kin cho tr nói lên tiếng nói ca mình đ chúng ta biết các em cn gì đ có s cm thông, chia s”.

Bày tỏ về vấn đề này, nghệ sĩ Thanh Bùi cho biết, với những người làm nghệ thuật thì điều quan trọng là phải đưa ra thông điệp về bạo lực và xâm hại để mọi người cùng nhau phòng chống. “Phụ huynh cần quan tâm, ý thức được quyền lợi của trẻ, không nên “biến” trẻ thành công cụ để kiếm tiền khiến trẻ thiệt thòi, cái gì cũng cần có quy tắc và giới hạn để các em không bị tổn thương từ những việc tưởng chừng đơn giản ” – nghệ sĩ Thanh Bùi nói.

Nói về bạo lực học đường, TS. Nguyễn Thanh Tùng (CEO Hệ thống trường Tuệ Đức) nêu quan điểm: “Nguyên nhân xuất phát từ chính nỗi sợ trong lòng các em”. Theo TS. Tùng, môi trường học đường đôi khi rất tốt nhưng phía gia đình lại có vấn đề như: cha mẹ không quan tâm đến con cái, không tạo được sợi dây kết nối giữa cha mẹ và các con, khiến trẻ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, không có ai để chia sẻ… từ đó tạo ra môi trường xấu đối với trẻ và bạo lực hình thành.  “Theo tôi, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có trách nhiệm với trẻ, hãy tạo điều kiện cho trẻ nói lên tiếng nói của mình để chúng ta biết các em cần gì để có sự cảm thông, chia sẻ” – TS. Tùng nói!

Dưới góc độ là chuyên gia tâm lý, ThS. Võ Thị Hồng Tâm (Trung tâm Sức khỏe gia đình và phát triển cộng đồng C.F.C) chia sẻ: “Gia đình là nền tảng, là cái nôi cho sự phát triển của trẻ. Dù nhà trường, xã hội như thế nào, nhưng nếu trẻ sống trong vòng tay yêu thương, chia sẻ của gia đình sẽ cảm thấy hạnh phúc”.

Ngoài những giải pháp trên, theo tiến sĩ trị liệu cơ năng Alexander Tú (Phó Hiệu trưởng Soul Academy), giáo dục sáng tạo sẽ là phương pháp dạy con người trọn vẹn hơn, không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần. Và nghệ thuật trình diễn cũng giúp con người giải tỏa cảm xúc hiệu quả, giúp người lớn có thể tương tác, thấu hiểu các em đang trong cảm giác như thế nào để giúp trẻ bộc lộ ra bên ngoài. “Khi ức chế được bộc lộ, tâm hồn con người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, hạn chế những hành động tiêu cực và bạo lực sẽ được hạn chế” – TS. Tú gợi ý.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)