Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Lan tỏa văn hóa Việt qua… chén trà

Tạp Chí Giáo Dục

Trà là “cái c” đ kết ni các thế h vi nhau. Qua chén trà, mi ngưi có th ngi cùng nhau, t đó nhng câu chuyn v văn hóa đưc lan ta, góp phn gi gìn và phát huy bn sc văn hóa Vit Nam đến bn bè khp năm châu.


Thông qua các hot đng gii thiu v văn hóa trà, mi ngưi có th kết ni, trao đi chuyn xưa và chuyn nay

Đó là thông điệp của Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt (trực thuộc Hội Di sản văn hóa TP.HCM).

n c… đ kết ni

Chén trà từ lâu đã gắn bó với đời sống hàng ngày của người dân từ nông thôn đến thị thành. Dân gian có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu” thể hiện tình cảm hiếu khách của con người Việt Nam thông qua các lễ nghĩa giao tiếp. Dù trà là nét văn hóa, tồn tại qua nhiều thế kỷ nhưng đối với các bạn trẻ, trà lại là thứ gì đó khá hoài cổ. Hình ảnh ông bà, cha mẹ và con cháu ngồi quây quần uống trà trò chuyện đã dần trở nên xa lạ. Là những người mê trà, muốn giữ gìn và lan tỏa văn hóa trà Việt, nhiều bạn trẻ đã tập hợp thành lập nên Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt. Tuy chi hội thành lập chưa lâu (từ tháng 4-2022) nhưng đã có khá nhiều bạn trẻ tham gia. Trong đó có không ít là học sinh, sinh viên – những người rất yêu trà. La Tiến Phát (21 tuổi, thành viên chi hội) cho biết, tham gia Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt giúp tôi có nhiều cơ hội học hỏi và tìm hiểu về văn hóa trà của Việt Nam. Thông qua những chén trà, tôi còn có thể kết nối, trò chuyện với nhiều người. Đây là cách để giúp cuộc sống của tôi trở nên có ích và thú vị hơn.

Theo Lâm Nguyễn Hồng Ngân (Chi hội phó Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt), mục đích của Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt là tạo sân chơi, giúp mọi người kết nối với nhau và lan tỏa văn hóa trà đến tất cả mọi người. Qua các hoạt động, mọi người có thể thưởng thức trà hoặc tự mình lựa chọn nguyên liệu để pha một ấm trà. Tại đây, những cô chú lớn tuổi và các bạn trẻ gắn kết với nhau bằng cách trao đổi, chia sẻ chuyện xưa, chuyện nay. “Chẳng hạn, khi khách tự tay pha trà, họ sẽ đặt câu hỏi: Trà này có nguồn gốc từ đâu?, được trồng như thế nào? Trà ô long khác gì trà xanh?… Khi họ thắc mắc, các thành viên trong chi hội sẽ giải đáp cặn kẽ”, Hồng Ngân nói.

Hồng Ngân cho biết thêm, trà truyền thống thường có nguồn gốc từ phía Bắc. Thông qua các quá trình ôxy hóa sẽ cho ra đời trà ô long, trà xanh, trà đen… Tùy theo khách Việt Nam hay nước ngoài, già hoặc trẻ, các thành viên sẽ kể những câu chuyện khác nhau. “Với khách nước ngoài, chúng tôi sẽ nói về vai trò của trà trong đời sống của người Việt. Như ở TP.HCM có trà đá, mọi người thường uống vào buổi sáng với bạn bè, đồng nghiệp hoặc uống trong gia đình để chia sẻ, tâm tình với nhau. Đặc biệt, những thùng trà đá còn có mặt ở nhiều nơi phục vụ miễn phí cho người đi đường, thể hiện tình người với nhau. Đó là nét đẹp của người Sài Gòn – TP.HCM”, Hồng Ngân chia sẻ.

Không chỉ nói về trà, thông qua những buổi gặp gỡ, giao lưu, mọi người còn được nghe nhiều câu chuyện văn hóa khác được ông cha ta gìn giữ qua hàng ngàn năm. “Ai cũng có thể kể các câu chuyện mà mình biết để những người đến tham dự cùng nghe. Thông qua những câu chuyện đó, các bạn trẻ tiếp thu và biết được những điều mà mình chưa từng được biết”, Hồng Ngân khẳng định.

Biến tu đ phù hp vi gii tr

Đối với các bạn trẻ, trà là thứ gì đó hoài cổ. Bởi trong suy nghĩ của các bạn, trà có vị đắng mà ông bà mình hay uống vào mỗi sáng. Tuy nhiên, đến với Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt, suy nghĩ đó thay đổi hoàn toàn. “Chúng tôi có đa dạng các loại trà, từ trà truyền thống cho đến trà thảo mộc, trái cây, trà hoa. Mỗi loại trà có mùi vị khác nhau nhưng cách pha chế đều dựa trên nền tảng trà truyền thống. Mọi người có thể thưởng thức bất cứ loại nào phù hợp với khẩu vị của mình. Những bạn không dùng được trà đắng có thể uống trà trái cây, trà hoa. Như vậy, mọi người sẽ không có cảm giác thưởng thức trà theo kiểu truyền thống nữa mà đã được biến tấu trở nên hiện đại, trẻ trung phù hợp với giới trẻ hơn”, Lâm Nguyễn Hồng Ngân cho biết.


La Tiến Phát (phi) gii thiu vi khách v văn hóa trà Vit

Đến tham gia một hoạt động do Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt tổ chức tại Bảo tàng Áo dài, Cao Huyền My (23 tuổi) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội thưởng thức nhiều loại trà miễn phí. Mỗi loại có hương vị riêng nhưng thú vị nhất là tôi được nghe các cô chú, anh chị nói chuyện thời xưa. Qua những câu chuyện đó giúp tôi hiểu hơn về văn hóa của đất nước mình”. Trong khi đó, Nguyễn Văn Thành (25 tuổi) bày tỏ: “Sau giờ làm việc, thay vì ở trong phòng với 4 bức tường xung quanh thì đến đây thưởng thức trà, nghe kể về những chuyện xưa, tôi thấy được thư giãn rất nhiều. Những buổi giao lưu, kết nối như thế này tôi thấy khoảng cách giữa mọi người gần nhau hơn. Theo đó, chúng tôi có thể hỏi những người lớn tuổi những điều mà mình chưa biết”. Không chỉ lan tỏa văn hóa trà đến người Việt, Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt còn được người nước ngoài quan tâm, tìm hiểu. “Có nhiều khách nước ngoài sau khi nghe chúng tôi kể chuyện về văn hóa trà, họ rất cảm ơn vì nhờ đó họ hiểu hơn về văn hóa của người Việt Nam. Họ còn hứa sẽ quay lại TP.HCM tìm đến thưởng thức trà và giao lưu với chúng tôi”, Hồng Ngân cho hay.

Bà Huỳnh Ngọc Vân (Giám đốc Bảo tàng Áo dài) cho biết, Chi hội Kết nối di sản văn hóa Trà Việt đã âm thầm, tận tụy cống hiến cho công chúng những kiến thức, trải nghiệm độc đáo về các loại trà truyền thống Việt Nam. “Sự nỗ lực, tinh thần phục vụ, óc sáng tạo của các bạn trẻ trong chi hội đã khơi dậy cho chúng ta niềm tin, tự hào về khả năng kế thừa, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay và trong tương lai”, bà Vân nói.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)