Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lan tỏa yêu thương qua… thư viện Mọt

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mong mun đóng góp cho cng đng, mt nhóm bn tr ti TP.HCM đã thành lp thư vin Mt nhm tp hp nhng ngưi bn cùng chí hưng t chc các hot đng thin nguyn. Thông qua thư vin Mt, các bn tr không ch lan ta văn hóa đc mà còn chia s yêu thương vi nhng hoàn cnh khó khăn và bo v môi trưng.


Các thành viên trong thư vin Mt mong mun đóng góp cho cng đng

Lan ta văn hóa đc, chia s yêu thương

Thư viện Mọt ra đời vào tháng 3-2020 do Hoàng Ái Nghi (sinh viên Nhạc viện TP.HCM) thành lập trên Instagram. Ban đầu, thư viện chỉ có Nghi và một vài thành viên tham gia. Mục đích của thư viện Mọt chỉ đơn thuần là lan tỏa văn hóa đọc đến với giới trẻ. Cụ thể, Nghi và các bạn viết những bài review về những cuốn sách hay mà mình đọc được, sau đó đăng lên trang thư viện để các bạn trẻ có thể tìm đến với sách. Những bài viết ngắn gọn, review từ sách văn học, giải trí của Việt Nam cho đến nước ngoài với những tác phẩm như “Mắt biếc” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, “Hiểu về trái tim – Nghệ thuật sống hạnh phúc” của tác giả Minh Niệm, “Hoa hồng bất tử” của tác giả Rosa Luxemburg… “Đó là lý do em lấy tên thư viện Mọt. Bởi Mọt có nghĩa là mọt sách – người ham đọc sách. Thư viện Mọt là nơi chỉ có sách và kiến thức”, Nghi chia sẻ.

Sau thời gian thư viện Mọt hoạt động trên mạng và thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, các thành viên muốn “bước ra ngoài” để làm những việc thực tế hơn nhằm chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, thế là hoạt động thu gom quần áo cũ ra đời. Tháng 4 năm 2023, các bạn đã gây chú ý khi thu gom được rất nhiều quần áo cũ, sau đó chia sẻ với giá 0 đồng cho những người vô gia cư, bán vé số, lượm ve chai và bất kỳ người nào có hoàn cảnh khó khăn mà các thành viên biết đến. “Hoạt động thu gom quần áo cũ thì đã có không ít người thực hiện nhưng với cá nhân các thành viên trong thư viện, chúng em muốn chia sẻ lại những gì mà mình có thể làm được để những hoàn cảnh khó khăn được ấm lòng, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Một cái áo, cái quần dù đã cũ nhưng với những người khó khăn họ rất trân quý. Nhìn những nụ cười của họ sau khi được tặng quần áo, chúng em cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì mình đã san sẻ khó khăn với họ”, Nghi bày tỏ.

Những hoạt động của thư viện Mọt không diễn ra một lần mà các bạn đều thực hiện đều đặn. Với hoạt động review sách, mỗi ngày các bạn đều đăng một bài lên trang, còn hoạt động thu gom quần áo cũ diễn ra vào mỗi tháng.

Bo v môi trưng sng xung quanh

Bên cạnh thông điệp chia sẻ yêu thương, việc thu gom quần áo cũ còn hướng đến bảo vệ môi trường. “Theo nghiên cứu, mỗi năm có 92 triệu tấn chất thải dệt may được sản xuất, trong đó ngành thời trang chịu trách nhiệm cho 10% lượng CO2 toàn cầu và 20% lượng nước thải toàn cầu. Để sản xuất 1kg bông phải mất 20.000 lít nước; làm ra một chiếc quần jeans cần 7.500 lít nước. Gần 10% hạt vi nhựa phát tán trong đại dương mỗi năm đến từ hàng dệt may. Vậy cần làm gì để những con số này giảm đi, chúng ta có thể “tái chế” quần áo bằng cách chia sẻ lại những bộ áo quần mà mình không sử dụng nữa cho người cần để vừa giúp họ tiết kiệm chi phí vừa lan tỏa yêu thương mà vẫn bảo vệ được môi trường”, một thành viên thư viện Mọt cho biết.


Hot đng thu gom chai nha ca thư vin Mt ti Đưng sách TP.HCM mi đây

Một hoạt động bảo vệ môi trường mới đây của thư viện Mọt đó là tổ chức thu gom chai nhựa tại Đường sách TP.HCM. Thay vì vứt những chai nước uống xong vào thùng rác, các thành viên của thư viện Mọt kêu gọi mọi người “giao” cho mình để mang đi tái chế. Chỉ trong một ngày tiến hành thu gom, các thành viên đã “bội thu” khá nhiều chai nhựa (chai nước suối, trà xanh, dầu gội…). Nguyễn Thanh Nga (thành viên thư viện Mọt) cho biết, những chai nhựa thu được chúng em sẽ giao cho cơ sở thu gom để họ đưa đi xử lý đúng quy định, không ảnh hưởng đến môi trường. “Những hoạt động của chúng em đều phi lợi nhuận, không thu tiền của bất kỳ ai bởi mục đích của chúng em là được đóng góp cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân, gia đình, bạn bè…”, Thanh Nga nói.

Tham gia thư viện Mọt được 4 tháng, Nguyễn Thị Ngọc Lan (tình nguyện viên) cho biết: “Em đã tốt nghiệp ra trường đi làm nhưng em vẫn dành thời gian đồng hành cùng các bạn. Mong muốn của em là được giúp ích cho cộng đồng, xã hội, lan tỏa lối sống xanh đến với mọi người. Em muốn có  thêm nhiều bạn, được giao lưu, chia sẻ với mọi người để không bó buộc mình trong 4 bức tường mỗi khi đi làm về, không phải phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội để phí thời gian tuổi trẻ”.

Trải qua 3 năm thành lập, thư viện Mọt hiện đã có hơn 10 thành viên, đa phần các bạn là học sinh, sinh viên và những bạn trẻ đã đi làm. “Chúng em chọn thành viên, tình nguyện viên rất dễ, không quá khắt khe, quan trọng là các bạn thích làm thiện nguyện, giúp ích cho cộng đồng và mong muốn được gắn kết lâu dài với chúng em. Trong thời gian tới, chúng em sẽ tiếp tục duy trì thư viện và tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa để giúp ích cho cộng đồng”, Hoàng Ái Nghi chia sẻ.

Hiện nay, với dòng chảy hối hả của cuộc sống, nhiều bạn trẻ mong muốn được làm công việc tốt, lương cao, thậm chí còn làm cho mình nổi bật để chạy theo xu thế. Một bộ phận còn phí thời gian vào những việc vô bổ không chỉ gây hại đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Thế nhưng, ở đâu đó vẫn còn những bạn trẻ khát khao được cống hiến cho cộng đồng thông qua những hội, nhóm, dự án, chương trình… Điều đáng ngưỡng mộ là những bạn trẻ này ở độ tuổi học sinh, sinh viên nhưng vẫn dành thời gian để làm việc có ích. Những việc đó không chỉ giúp tuổi trẻ của các bạn thêm tươi đẹp mà còn cho các bạn biết được nhiều điều trong cuộc sống mà nếu chúng ta không tranh thủ sẽ khó có cơ hội lần nữa.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)