Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Làng bánh tét Nhị Bình vào Xuân

Tạp Chí Giáo Dục

Bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân đất phương Nam trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc. Trước đây, dù có bận rộn đến mấy nhưng mỗi gia đình đều dành khoảng thời gian để gói bánh tét trong những ngày giáp Tết Nguyên đán. Trước là dâng lên cúng tổ tiên, các bậc tiền hiền đã có công xây làng, lập ấp; sau là thưởng thức món ăn mang đậm truyền thống dân tộc trường tồn hàng thế kỷ qua…

Làng bánh tét Nhị Bình (Hóc Môn, TP.HCM) không biết có tự bao giờ, nhưng riêng gia đình bà Út (Phạm Thị Út, ấp 5, xã Nhị Bình) sống bằng nghề gói bánh tét gần năm thập kỷ. Bà Út tiếp nối cái nghề của ông bà giờ đến lúc bà truyền nghề lại cho con cháu trong gia đình. Theo bà Út, muốn gói bánh ngon và để được lâu thì phải qua các khâu như: Chọn mua nếp phải ngon, đậu xanh phải vàng, hạt to và đều, lá gói phải là lá chuối xiêm tốt; bánh gói phải đều tay, nếu gói lỏng thì bánh nhão, còn gói chặt tay thì bánh sống. Bánh gói xong phải nấu bằng lò củi suốt đêm mới chín.

Sài Gòn trong những ngày cuối năm, nhu cầu khách đặt bánh nhiều nên cả đại gia đình con dâu cháu rể bà Út phải gói bánh và nấu thâu đêm cho kịp giao trước chiều ba mươi Tết.

Cảnh gói bánh nhộn nhịp trong từng gia đình, giữa chộn rộn phố phường, giữa nô nức sắc xuân, những cô thiếu nữ e ấp với má đỏ hay hay bên nồi bánh tét nấu dở đêm ba mươi là nỗi hoài niệm đến xốn xang mỗi khi Tết đến xuân về…

Phóng sự ảnh của Hunh M Thun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)