Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Làng không chữ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Thêm một lớp trẻ ra đời là làng có thêm một thế hệ đợi chờ, khát khao con chữ. Từ khi lập làng tới nay đã ba thế hệ không ai được đi học.
Trẻ em trong làng suốt ngày chạy chơi trên nương rẫy, không hề biết tới con chữ.

Trẻ em trong làng cả ngày chạy chơi hay phụ giúp bố mẹ trên rẫy, lớn lên lập gia đình, sinh con. Thế hệ mới này lại cũng chỉ biết trỉa hạt bắp, nhổ củ mì, không hề biết tới con chữ. Không ai đến trường được vì làng lọt thỏm giữa rừng thẳm thuộc xã Cư M’ Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách cụm dân cư gần nhất 30km đường rừng.

Những người biết chữ trong làng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Gọi là biết nhưng cũng chỉ bập bẹ vài câu phát âm họ tên của mình để trả lời mỗi khi cán bộ xã về làm giấy tờ. Ngay trưởng thôn cũng mới học hết lớp 3. Mấy năm trước có vài thiếu niên rủ nhau gùi sắn gùi bắp vượt 30km đường rừng để sang trường làng khác học chữ… nhưng không thành.
Chúng tôi biết nguyện vọng học chữ của bà con trong đó nhưng phải đợi dự án của tỉnh xây dựng xong cơ sở hạ tầng thì mới tổ chức dạy học được." – Chủ tịch UBND xã Cư M’Lan – ông Phạm Văn Thước 

Chị trưởng thôn Bàn Diệu An Kỳ cho biết, hiện làng có hơn 100 hộ với gần 400 nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tự do vào đây lập làng hơn 10 năm nay. Thực tế, làng chưa có tên. 265 là cách gọi quen thuộc vì khu dân cư này nằm trong tiểu khu rừng 265 thuộc Công ty lâm nghiệp Cư M’Lan. Làng còn rất nhiều không: không điện, không đường, không trạm… Nỗi lo lớn nhất là không chữ.

Chị Bàn Diệu An Kỳ nói: “Chúng tôi nghèo khó mới vào tận rừng sâu lập nghiệp. Sinh con đẻ cái nhiều, ai cũng mong con mình được học cái chữ nhưng trong làng không ai biết chữ. Năm nào chúng tôi cũng viết đơn xin xã cho giáo viên vào dạy”. Nhưng khát khao đó chưa bao giờ thành. Từ khi những đứa trẻ đầu tiên của làng ra đời, nay chúng đã lấy vợ lấy chồng và sinh con, hi vọng được học chữ vẫn chưa thành.
Làng hiện có 105 em trong độ tuổi đi học nhưng hằng ngày lũ nhỏ chạy chơi khắp các quả đồi, nương rẫy. Lớn hơn một tí là theo cha mẹ đi làm cả ngày. Bốn đứa con chị Chiều Thị Xuân, dân tộc Dao hằng ngày dắt nhau đi chơi, hái quả bẻ cây ăn mà không hề biết đến trường lớp, con chữ. Chị Xuân nói: “Mình không biết chữ nên muốn cho con cái được đi học lắm”.
Lớp trẻ không biết chữ, giấy tờ tùy thân cũng không. Ở đây hơn 10 năm rồi xã không cấp hộ khẩu vì làng chưa thành thôn chính thức của xã. Năm 2008, xã Cư M’ Lan mới cho thành lập bộ máy chính quyền lâm thời của thôn có trưởng thôn, phó thôn và 1 công an viên. Hằng tháng cán bộ xã vào đây để kiểm tra tình hình dân số và làm giấy tạm trú cho cả làng. Không có hộ khẩu, không ai làm chứng minh thư được. Năm ngoái xã cử người vào làm giấy khai sinh cho những trẻ em 6 tuổi trở xuống, trước đó không đứa trẻ nào sinh ra có giấy khai sinh.
Ông Phạm Văn Thước, Chủ tịch UBND xã Cư M’Lan cho biết: Tỉnh Đăk Lăk đã có quyết định phê duyệt dự án quy hoạch bố trí dân cư tại tiểu khu 265. Hơn 35 tỷ đồng sẽ được đầu tư vào đây để xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình thiết yếu. Huyện Ea Súp đã có dự án mở đường vào làng từ năm 2008 nhưng tới giờ các dự án đó vẫn trong thời gian khảo sát, thẩm định.
Ngọc Việt / Tien Phong

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)