Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Làng nghề truyền thống nhộn nhịp vào vụ Tết

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 2 năm gián đon vì dch bnh, nhng ngày này các làng ngh truyn thng hàng trăm năm như bánh tráng Túy Loan, bánh khô mè Cm L TP.Đà Nng đang tt bt vào v Tết. Ngưi làng ngh hy vng v mt cái Tết đ đy…


Tròn 83 tui, bà Đng Th Túy Phong vn làm bánh tráng đ cùng con cháu gi la ngh truyn thng

Bánh tráng Túy Loan đ la sut đêm

Cách trung tâm TP.Đà Nẵng hơn 15km, những ngày này người dân làng nghề bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) đang đỏ lửa suốt đêm để sản xuất hàng phục vụ Tết.

Tròn 83 tuổi, bà Đặng Thị Túy Phong vẫn giữ lửa trong căn xưởng làm bánh của gia đình. Tuy sức khỏe không còn dẻo dai để đứng bếp cả ngày nhưng bà Phong vẫn phân chia thời gian làm bánh và hướng dẫn cho con cháu.

Bà Phong chia sẻ: “Mỗi năm cứ độ này khi bếp đỏ lửa thường xuyên, nhìn cháu con nhộn nhịp với việc làm bánh là cảm giác như Tết đang đến thật gần, người già vì thế cũng thấy vui và khỏe hơn”.

Kinh nghiệm hơn 50 năm làm nghề, bà Phong cho biết, nguyên liệu chính để làm bánh tráng là bột gạo. Chỉ có duy nhất loại gạo 13/2 – gạo truyền thống của làng Túy Loan mới làm được bánh tráng ngon. Loại gạo này có mùi thơm đặc trưng không lẫn với bất cứ hương thơm của loại gạo nào. Gạo được ngâm nước 2 ngày, sau đó đem đi xay, hòa thêm nước. Khâu quan trọng nhất là làm sao cho nước gạo không quá lỏng và cũng không quá đặc. Xay xong thì lọc qua một lượt để loại bỏ các hạt bột to để làm ra chiếc bánh tráng mịn và trắng đều.

“Bánh ngon, ngoài gạo cần có gia vị như đường, nước mắm ngon, gừng, tỏi, mè trắng… Người thợ tráng bánh phải thật đều tay”, bà Phong cho biết.

Mỗi mẻ bánh làm xong sẽ trải qua công đoạn phơi. Theo truyền thống của người làm bánh Túy Loan xưa, bánh không phơi nắng mà được phơi ba lần trên củi than. Theo bà Phong, cách phơi bánh như vậy giúp bánh khô giòn, không bị mốc và bảo quản được lâu. Mùi thơm của than củi cũng gợi lên trong người thưởng thức nỗi nhớ vốn găm đầy trong ký ức về quê hương xứ sở của mình.

Bắt đầu từ 20 tháng 11 âm lịch trở đi, bếp nhà bà Phong đỏ lửa từ 1, 2 giờ sáng cho đến trưa hôm sau. Với 4 nhân công, mỗi ngày xưởng cho ra lò 500 chiếc bánh.

“Năm nay dịch được ngăn chặn nên nhu cầu thị trường lớn. Bánh làm ra bao nhiêu đều bán hết bấy nhiêu”, bà Phong cho biết.

Cách nhà bà Phong không xa, xưởng của ông Nguyễn Hữu Trường cũng đỏ lửa suốt đêm. Mỗi ngày ông cho ra lò 1.000 chiếc bánh.

“Giá bánh dao động từ 60 đến 170 ngàn đồng/10 chiếc, tùy theo kích cỡ to hay nhỏ. Năm nay đơn đặt hàng từ TP.HCM, Hà Nội đến rất sớm, vì thế phải gấp rút làm để xuất hàng đi cho kịp”, ông Trường cho biết.

ng bánh khô mè tăng ca

Nhắc đến Đà Nẵng, du khách không quên đặc sản bánh khô mè. Một thời khô mè còn có tên là bánh “bảy lửa” bởi vì phải trải qua ngọn lửa tới 7 lần mới nên hình hài một chiếc bánh đúng vị. Ngày nay, với nhiều phương thức cải tiến nên bánh chỉ phải qua hai lần lửa nhưng vẫn giữ nguyên vị nhờ bàn tay khéo léo của người thợ làm ra nó. Làng nghề bánh truyền thống khô mè ở quận Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) hiện còn 5 gia đình nối nghề. Con số người nối nghề tuy ít ỏi ấy nhưng vẫn tiếp tục làm vang danh thương hiệu món bánh truyền thống của vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng xưa bằng việc đưa bánh khô mè vào siêu thị, đi khắp đất nước và đến với du khách từ nhiều nước khác nhau trên thế giới khi có dịp tham quan du lịch Đà Nẵng.


ng bánh khô mè Bà Liu m tăng ca đ sn xut hàng Tết

Những ngày này, xưởng làm bánh lâu đời mang tên Bà Liễu mẹ nhộn nhịp với 50 nhân công làm việc. Anh Huỳnh Đức Son – chủ cơ sở sản xuất bánh khô mè Bà Liễu mẹ tại quận Cẩm Lệ – cho biết: “Ngày thường chúng tôi chỉ sản xuất 500 sản phẩm nhưng thời điểm này mỗi ngày số lượng sản phẩm tăng  gấp 6 lần. Theo đó, xưởng đã thuê thêm công nhân tăng ca phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường Tết”.

Không đợi đến dịp Tết, bánh khô mè luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách khi đến Đà Nẵng tham quan du lịch, công tác. Anh Son cho biết, hướng đến mặt hàng đặc trưng của vùng đất, cơ sở bánh khô mè Bà Liễu mẹ cũng đã được Trung tâm Khuyến công (Sở Công thương Đà Nẵng) hỗ trợ máy hấp bánh trị giá 54 triệu đồng để tăng chất lượng, khối lượng sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Hoa – một nhân công đang làm bánh tại xưởng – cho biết: “Tôi làm bánh ở xưởng đã mấy năm rồi. Công việc đều đặn nên thu nhập khá ổn định – 6 triệu đồng/tháng. Năm nay nhu cầu mua lớn, hàng được xuất bán đi nhiều nơi nên tôi cùng các công nhân khác được tăng ca. Điều này đồng nghĩa với việc thu nhập sẽ tăng cao hơn, hy vọng sẽ có một cái Tết ấm hơn”.

Sự nhộn nhịp của làng nghề những ngày cuối năm không chỉ đem lại thu nhập cho người lao động mà hơn thế đó còn là niềm hy vọng cho các làng nghề truyền thống trụ lại và phát triển giữa nhiều sản phẩm làm ra từ công nghệ hiện đại.

Hàn Giang

Bình luận (0)