Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Làng nghề truyền thống vào… Tết

Tạp Chí Giáo Dục

Còn gn 2 tháng na là đến Tết Nguyên đán, nhng ngày này, các làng ngh truyn thng tnh Qung Nam đang tt bt vi công vic ký kết hp đng, nhn đơn hàng và chun b nguyên vt liu đ sn sàng sn xut cho v Tết t T 2025…

Bà Trương Thị Bốn giữ nghề truyền thống ở Cửa Khe 

c mm Ca Khe sn sàng hàng Tết

Nằm giữa hai làng Duy An, Hà Tây (ngày nay là thôn Duy Hà, xã Bình Dương) là làng Cửa Khe. Trải qua hàng thế kỷ, lập ấp dựng làng, nhiều thế hệ nối tiếp nhau sinh sống, làng nghề nước mắm Cửa Khe vẫn giữ được những nét bình dị của một làng chài ven biển.

Những ngày này, bà Nguyễn Thị Tám – chủ cơ sở sản xuất nước mắm Tám Tươi – thức dậy rất sớm. Dạo một vòng quanh xưởng sản xuất, kiểm tra kỹ từng lu mắm tính toán xem ngày hôm nay sẽ lọc những lu nào để nước mắm ngon đủ độ, cho vào chai rồi dán nhãn.

Bà Tám chia sẻ: “Tết năm nay, cơ sở của tôi chuẩn bị bán ra thị trường khoảng 5.000 lít nước mắm. So với các năm trước, số lượng ước tăng khoảng 1.000 lít”.

Bà Tám cho biết, để có nước mắm ngon bán trong dịp Tết sắp tới, bà đã chuẩn bị nguyên vật liệu và ướp mắm từ năm trước. Để ướp cá thành nước mắm phải mất 12 tháng mới có nước mắm ngon, đậm vị, thơm.

“Tôi thường chọn cá cơm than để cho ra nước mắm ngon. Tôi cũng sử dụng lu sành để nước mắm được thơm hơn”, bà Tám nói.

Bà Trương Thị Bốn – chủ cơ sở nước mắm Bốn Thái, xã Bình Dương – cho biết, người Cửa Khe hàng trăm năm giữ nghề nước mắm. Làng quê bên bờ chân sóng này, cá tươi khi được đánh bắt vào bờ, người dân giữ gìn sạch sẽ, để ráo nước mới bắt đầu trộn muối. Hạt muối cũng được chọn lựa là những hạt muối già. Quá trình trộn muối phải đều tay sao cho từng con cá thấm muối nhưng thân con cá không bị nát. Tầm 10 đến 11 tháng, người làm mắm sẽ khuấy để kiểm tra độ thơm của nước mắm và quyết định thời gian rút nước mắm.

“Người dân làng mắm Cửa Khe làm nghề quanh năm nhưng vào vụ Tết thường chuẩn bị số lượng nhiều hơn gấp 5-7 lần”, bà Bốn nói.

Làng nghề nước mắm Cửa Khe có 65 hộ làm nghề. Nhãn hiệu tập thể “nước mắm Cửa Khe” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có quyết định công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống nước mắm Cửa Khe”. Nhờ đó, người làm nghề có thêm điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng rất tích cực trong việc hướng dẫn củng cố hợp tác xã để hỗ trợ sản xuất và giải quyết đầu ra sản phẩm. Nước mắm Cửa Khe cũng được chọn là sản phẩm OCOP của tỉnh, đã được công nhận đạt 3-4 sao và là một trong 67 tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Nước mắm là thứ không thể thiếu trong bữa cơm sum họp ngày Tết của mỗi gia đình. Ngoài việc làm nước chấm thì nước mắm còn để ngâm củ kiệu, dưa món, làm món thịt ngâm mắm…

“Ước tính số lượng bán ra thị trường nhỉnh hơn so với các năm trước. Nước mắm của bà con Cửa Khe bán đi mọi miền đất nước, trong đó thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng chiếm phần lớn, nhiều siêu thị cũng đã đặt hàng”, bà Bốn cho biết thêm.

Làng ngh bánh tét lên đơn hàng

Dù chưa đến thời điểm bắt tay vào chính vụ Tết nhưng thời điểm hiện tại, các cơ sở sản xuất bánh tét ở Quảng Nam cũng đã tiến hành các bước ký kết hợp đồng với các đơn vị có nhu cầu bánh lớn để kịp thời chuẩn bị nguyên vật liệu.

Ông Nguyễn Đức Hoàng (còn gọi là ông Hai Trời) – xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, có thâm niên hơn 20 năm làm bánh tét, bánh chưng – cho biết, bình quân doanh thu Tết từ bánh chưng, bánh tét sẽ tăng gấp 10 lần so với ngày bình thường. Hiện cơ sở sản xuất của gia đình đã sẵn sàng nguyên liệu để làm bánh phục vụ Tết với hàng chục nhân công. Cơ sở đang thúc đẩy ký hợp đồng với một số siêu thị lớn ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi và TP.HCM.

Cơ sở làm bánh của ông Nguyễn Đức Hoàng sẵn sàng cho hàng phục vụ Tết 2025

“Để giữ nghề, tạo thương hiệu, tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp bầu Tam Mỹ cho đến lá chuối, đậu xanh để làm gia vị… Vùng đất Núi Thành phù sa màu mỡ, có loại nếp bầu Tam Mỹ nổi tiếng dẻo thơm ngon, hương vị không lẫn vào đâu được. Bánh tét của gia đình tôi được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản, màu thực phẩm. Sản phẩm được tiệt trùng, hút chân không nên thời gian bảo quản lâu hơn, hương vị vẫn ngon như khi mới nấu”, ông Hoàng nói.

Chị Huỳnh Thị Thu Thủy – chủ cơ sở bánh chưng Bà Ba Hội ở TP.Tam Kỳ – cũng cho biết, hợp tác xã đã sẵn sàng 50 công nhân và đầy đủ nguyên vật liệu để sản xuất khoảng 40.000 chiếc bánh chưng, bánh tét phục vụ Tết sắp tới. Sản phẩm của hợp tác xã vừa bán trong nước và bán ở Mỹ. Hợp tác xã đã tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng cung cấp bánh cho các cơ sở kinh doanh.

“Bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch đến hết ngày 25-12 âm lịch là thời điểm hợp tác xã vào chính vụ, sẽ sản xuất hết công suất phục vụ Tết. Hiện các đơn hàng cũng bắt đầu nhiều dần lên”, chị Thủy cho biết.

Những ngày này, chộn rộn khắp nẻo đường các làng nghề truyền thống là mùi hương nước mắm, của lá chuối, đậu xanh… vương theo làn gió heo may cuối mùa. Người giữ nghề truyền thống nước mắm, bánh tét ở Quảng Nam trong tất bật vẫn nở những nụ cười thật tươi.

Khi người Việt vẫn giữ nếp quen trong ngày Tết cổ truyền với đòn bánh tét, chiếc bánh chưng đặt lên bàn thờ gia tiên hay món mắm kiệu, dưa hành, dĩa thịt ngâm mắm dậy mùi… thì người làng nghề vẫn “sống khỏe”…

Hin Lương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)