Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Làng nghề: Vẫn là xuất khẩu hàng gia công

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiều làng nghề nổi tiếng, thậm chí có sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước, nhưng vẫn chưa có thương hiệu!

Có tiếng từ ba thế kỷ, doanh thu hàng năm hiện nay gần 50 tỉ đồng, song làng nghề mây tre đan Phú Vinh chưa có cơ sở nào được tạo thương hiệu.

Ông Hoàng Gia Uyên, chủ tịch xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội), nơi có làng nghề Phú Vinh cho biết, cách làm của làng nghề này hiện nay vẫn là các hộ gia đình lấy mẫu từ các cơ sở thu gom và tự mua nguyên liệu, chế tạo, gia công sản phẩm và bán cho các cơ sở để xuất khẩu. Do vậy, khó có cơ sở để khẳng định sự khác biệt của sản phẩm mây tre đan Phú Vinh so với những mặt hàng cùng loại từ các làng nghề khác.


Việt Nam hiện nay đang có khoảng 2.790 làng nghề, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 900 triệu USD.

Tương tự, làng nghề bàng buông Thân Cửu Nghĩa tại xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nổi tiếng với những sản phẩm từ cây bàng và cây buông. Hiện tại những sản phẩm này chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Trung Quốc và Nhật. Tuy nhiên làng nghề này hiện vẫn chưa có website giới thiệu sản phẩm, chưa đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và hầu như chưa có bất cứ hoạt động quảng bá nào.
Việt Nam hiện nay đang có khoảng 2.790 làng nghề, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 900 triệu USD. Trong thực tế ở Việt Nam, những làng nghề truyền thống mới được coi là một giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Ông Chu Tiến Quang, trưởng ban chính sách phát triển nông thôn thuộc viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét rằng, sản phẩm nghề truyền thống xuất khẩu ở Việt Nam mới chỉ dừng ở gia công.

Năm 2001, đưa ra chính sách “mỗi làng một sản phẩm” ở cấp quốc gia, Thái Lan đề ra bốn tiêu chí để một sản phẩm thủ công truyền thống trở thành những sản phẩm tiêu biểu quốc gia. Đó là, sản phẩm đó có thế xuất khẩu có thương hiệu, sản xuất liên tục và nhất quán, tiêu chuẩn hoá để đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của khách hàng và có câu chuyện về những sản phẩm đó.

Ông Watunyu Jaiborisudhi tại viện nghiên cứu Đông Á thuộc đại học Thammasat, Thái Lan cho biết, cách làm của Thái Lan là mỗi tỉnh chọn ra những sản phẩm độc đáo như tỉnh Nan có sản phẩm cói Nam Lai, tỉnh Notaburi có các sản phẩm đất nung… Những sản phẩm được chọn này sẽ được tiêu chuẩn hoá nhưng vẫn phải đảm bảo tính độc đáo và trở thành biểu tượng của cộng đồng, sau đó sẽ được tham gia vào những chiến lược tiếp thị, xây dựng thương hiệu…
Tại hội thảo quốc tế “mỗi làng một sản phẩm” diễn ra ngày 14/12, ông Chu Tiến Quang, trưởng ban chính sách phát triển nông thôn thuộc viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, các biện pháp xúc tiến thương mại cho những sản phẩm nghề truyền thống còn quá dàn trải. “Việt Nam có nhiều sản phẩm nghề truyền thống nhưng hầu như mới chỉ được biết tới qua truyền miệng. Trong khi đó để xuất khẩu, cần những thương hiệu và đáp ứng được quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng”, ông Quang nói.
Cục Xúc tiến thương mại thuộc bộ Công thương cho rằng, trong bối cảnh hiện nay nếu sản phẩm truyền thống Việt Nam không xây dựng được những thương hiệu tốt, nổi trội thì sẽ khó cạnh tranh được với những nước có nền văn hoá và các nước có nghề thủ công truyền thống lâu đời ở châu Á, châu Phi.
Nguồn SGTT

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)