Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lặng thầm tìm lại tên anh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chiến tranh đi qua gn na thế k, vic tìm kiếm, ct bc hài ct các anh hùng lit sĩ vn mit mài din ra trên mnh đt Qung Tr. Nhng cuc tr v ca các anh là mt hành trình đy n lc vi tinh thn trách nhim ca ngưi sng đi vi thế h đi trưc ngã xung vì bình yên ca quê hương mình. Mi lit sĩ đưc tìm li tên trong nhng di vt cũ k mang theo nm sâu trong lòng đt hàng chc năm là mt câu chuyn đy xúc đng v nhng ngày đêm lng thm khôi phc ca các chiến sĩ Phòng K thut hình s (KTHS), Công an tnh Qung Tr.


Nh mnh giy đưc khôi phc, lit sĩ Đ Văn Triu đưc tìm li ngưi thân, đưa v quê hương

Trn vn ngày tr v

Tôi nhớ ánh mắt rưng rưng của ông Đỗ Xương Tân, anh trai liệt sĩ Đỗ Văn Triệu trong ngày đáp chuyến xe đến huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) để dự lễ truy điệu và đón em trai của mình về quê mẹ sau 48 năm nằm lại chiến trường. Đó là một ngày tháng 2-2020. Ông Tân gói gọn hình ảnh người em trai thân thương của mình trong lời kể ngắn: “Chú Triệu là con thứ 6 trong gia đình 8 anh em. Triệu thuộc diện được miễn đi bộ đội sau khi gia đình đã có nhiều người thân vào chiến trường nhưng chú ấy vẫn nhất mực xin nghỉ việc ở Trạm sửa chữa máy kéo huyện Bình Giang (Hải Hưng), viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Thâm tâm ai cũng muốn em ở lại nhưng em bảo, quê hương chỉ bình yên khi đất nước vắng bóng giặc. Thế là khoác ba lô và đi”.

Liệt sĩ Đỗ Văn Triệu quê Hưng Yên. Tham gia chiến đấu và hy sinh ở chiến trường Khe Sanh. Giữa tháng 2-2020, Đội quy tập hài cốt liệt sĩ Đoàn kinh tế quốc phòng 337 đã phát hiện và cất bốc liệt sĩ ở sát khu vực Trung tâm GDTX huyện Hướng Hóa. Hài cốt nằm ở độ sâu 1,7 mét, còn nguyên tăng võng, đế giày bộ đội, cúc áo và một chiếc lọ thủy tinh pinicilin có chứa mảnh giấy ghi thông tin liệt sĩ. Bằng nỗ lực của các chiến sĩ Phòng KTHS (Công an tỉnh Quảng Trị), tên tuổi, quê quán của liệt sĩ Triệu được khôi phục đầy đủ để thông tin đến gia đình. “Ngày nhận được tin em mất, ba mẹ tôi buồn lắm. Cho đến ngày khuất núi, ba mẹ tôi vẫn chưa yên lòng vì em chưa về. Mấy chục năm nay, anh em tôi vẫn đau đáu tìm em về mà không thể tìm được. Giờ may mắn tìm thấy, lại có đầy đủ tên tuổi, thế là đã an tâm rồi”, ông Tân bộc bạch.


Nhng lá thư, dòng tên và quê quán lit sĩ đưc khôi phc qua nhng mnh giy cũ nát trong lòng đt

Còn nhớ tháng 7-2018, tại khu đất nhà ông Phan Ngọc Viên (khu phố Nghĩa Hy, thị trấn Cam Lộ), Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Sư đoàn 968 (Quân khu 4) đã khai quật, tìm kiếm được 11 bộ hài cốt liệt sĩ, trong đó có một bộ hài cốt chôn kèm theo một chiếc ví da. Với sự phối hợp của Phòng KTHS, Công an tỉnh Quảng Trị, sau khi khôi phục, giải mã các thông tin đã làm rõ được nội dung một giấy chuyển sinh hoạt Đoàn, 3 bức ảnh và một bức thư. Liệt sĩ được xác định danh tính là Dương Lê Đường, quê xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An), hy sinh ngày 18-7-1972. Ngày đón liệt sĩ Đường về quê, đại diện gia đình rưng rưng xúc động: “Hơn 40 năm, gia đình nhiều lần ngược xuôi trên các chiến trường tìm kiếm, đôi khi tưởng chừng vô vọng. Nhưng nay em về, may mắn hơn nhiều đồng đội khác khi thông tin của em đã được khôi phục đầy đủ, để tìm về đúng với gia đình mình, sớm hơn đồng đội”.

Gần 10 năm qua, Phòng KTHS đã khôi phục hàng trăm di vật, tìm lại tên cho nhiều liệt sĩ. Đơn cử như năm 2019, có 5 liệt sĩ đã tìm được tên tuổi, được đưa về quê thông qua việc khôi phục di vật. 

Lng thm mt nghĩa c

Nhiều năm qua, Phòng KTHS (Công an tỉnh Quảng Trị) thường xuyên phối hợp với các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh, thực hiện công tác khôi phục di vật liệt sĩ khi có yêu cầu. Nhiệm vụ đặc biệt ấy luôn mang lại nhiều cảm xúc nhưng cũng không kém phần khó khăn. Thượng úy Nguyễn Tiến Thịnh, người từng trực tiếp phụ trách công việc giám định di vật liệt sĩ Đỗ Văn Triệu kể: “Chiếc ví da được chôn cất cùng liệt sĩ nằm sâu trong lòng đất mấy chục năm, cộng thêm khu vực chôn cất là hồ nước nên ví bốc mùi rất khó chịu. Do nét mực lâu ngày bay màu nên phải sử dụng các biện pháp nghiệp vụ làm rõ những nét hằn của bút trên giấy để nhận diện mặt chữ. Hôm đó chúng tôi làm việc xuyên đêm với tinh thần phải khôi phục được thông tin một cách sớm nhất. Khỏi phải nói, những nét bút dần hiện ra tên tuổi, đơn vị, quê quán của liệt sĩ, giây phút đó ai cũng vỡ òa vì vui sướng”. “Người thân của tôi cũng có liệt sĩ hy sinh chưa tìm thấy hài cốt nên khi nhận được các di vật cần khôi phục, tôi không chỉ làm việc bằng trách nhiệm mà còn bằng cả tình cảm và khao khát tìm lại được gì đó giúp các liệt sĩ có thể trở về với quê nhà mình”, Thượng úy Thịnh bộc bạch.


Chiếc bng nhôm khc tên lit sĩ đưc khôi phc rõ nét ch
Bng tt c tm lòng, lng l và tn ty, vic làm ca các chiến sĩ KTHS như nhng nén tâm hương thành kính dâng lên hương hn các lit sĩ.

Trung tá Lê Phước Quang – Đội trưởng Đội giám định (Phòng KTHS) cho biết, khôi phục di vật liệt sĩ là công việc khó khăn. Hầu hết các di vật nằm sâu trong lòng đất hàng chục năm, bị ẩm ướt. Kỹ thuật viên khôi phục phải dày dặn kinh nghiệm, sử dụng kết hợp các phương pháp kỹ thuật giám định mới có thể làm rõ được thông tin. “Các tờ giấy ghi thông tin liệt sĩ đựng trong ví hoặc các lọ pinicilin khi ở trong lòng đất hiếm khí ôxy, đưa lên môi trường nhiều khí thì phải để khô tự nhiên và biết cách bảo quản mới có thể khôi phục được. Đặc biệt các chữ viết ngày xưa đều dùng bút mực nên các vết mực đều đã mất màu, phải dựa trên nét hằn của nét bút để phiên ra chữ. Còn với các di vật là kim loại thì phải sử dụng phương pháp ăn mòn kim loại để làm rõ nét khắc hoặc đục trên đó…”, Trung tá Quang cho biết.

Tháng 7 – những cuộc tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ vẫn được các đơn vị quân đội miệt mài, chưa ngừng nghỉ. Lặng thầm sau những di vật tìm thấy, các chiến sĩ KTHS luôn sẵn sàng bất kể ngày đêm, nỗ lực hết mình để tìm lại những dòng tên. Trung tá Quang bảo: “Việc khôi phục ấy trước hết là sự tri ân, sau nữa là sự thôi thúc để tìm lại tên, quê quán cho các liệt sĩ, đưa các anh về quê sau bao nhiêu năm nằm lại chiến trường. Chúng tôi luôn bảo nhau phải cố gắng làm sao để những di vật ấy “lên tiếng”. Đó cũng là mệnh lệnh từ trái tim chúng tôi”.

Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)