Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Lao động nhập cư: Chật vật kiếm việc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Lao động nhập cư chờ việc tại chợ lao động Long Biên.

Kết quả khảo sát nhanh của Viện Khoa học xã hội VN vừa công bố cho thấy: Do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, cơ hội có việc làm, việc làm ổn định ngày càng trở nên khó khăn với nhóm lao động nhập cư.

LĐ tự do: Cố "trụ" dù không đủ việc
Kết quả khảo sát cho thấy: Tiền công ngày của NLĐ so với trước đã tăng khoảng 10-20%, nhưng trung bình số ngày có việc làm trong tháng đã giảm khoảng 50% so với trước đó. LĐ được phỏng vấn cho biết: Nếu trước đây có việc làm 20 ngày/tháng thì nay chỉ có 10 ngày/tháng; trong đó số ngày làm các công việc xây dựng giảm khoảng 70%, các công việc khác như khuân vác, chuyển đồ, dọn vệ sinh… giảm khoảng 30%.
Tiền tiết kiệm hằng tháng giảm khoảng 30-50% trong 1 năm qua. Chị Hoa- Khoái Châu (Hưng Yên) cho biết: "Từ sau Tết đến giờ, tôi không nhận được công việc xây dựng nào, nên rất chật vật trong việc trang trải chi phí cuộc sống tối thiểu tại thành phố, chứ chưa nói đến tiền gửi về nhà".
Khoảng 70% LĐ ở chợ lao động là người đã có gia đình, là người kiếm tiền chính. Lên thành phố làm thuê là lựa chọn chính giúp họ thêm thu nhập trong thời gian nông nhàn nên khi được hỏi họ đều khẳng định: "Sẽ tiếp tục bám trụ lại thành phố, kể cả thu nhập giảm hơn trước".
LĐ nhập cư làm thuê tại các làng nghề cũng bị cắt giảm tối đa, nhất là những làng còn đất SX nông nghiệp. Làng sơn mài Hạ Thái, trước đây phải thuê tới 100 LĐ chủ yếu đến từ Thanh Hóa làm ruộng thay để tập trung làm nghề nhưng nay, họ quay lại tự làm ruộng vì bản thân họ cũng không đủ việc.
CN nhập cư: Giảm thu nhập và mất việc làm
CN nhập cư chiếm khoảng 70% trong các KCN nên đây là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các CN bị mất việc làm đều cố ở lại thành phố để tìm  công việc mới nhưng khả năng kiếm được việc làm trong KCN hiện nay rất hiếm hoi. Trong khi đó, hầu như không CN nào có tiền để dành, ngoại trừ số tiền DN hỗ trợ khi chấm dứt hợp đồng, để có thể trụ lại. Phương án cuối cùng được nhiều LĐ chọn là về quê, chỉ một số ít CN tìm được công việc tạm thời như làm thợ sửa chữa, phụ giúp ở tiệm uốc tóc, hàng ăn… để có tiền trang trải các chi phí thuê trọ, ăn uống hoặc học nghề thêm.
Kết quả khảo sát cho thấy 2 khuynh hướng: Các DN giảm LĐ, giảm số giờ làm và giảm tuyển mới để giảm chi phí LĐ; CN nhập cư bị giảm thu nhập, không chịu nổi chi phí sinh hoạt thành phố và không có tiền gửi về nhà, tự nguyện xin nghỉ việc và về quê. Do đó, cũng không dễ cho DN nào muốn tuyển nhiều LĐ làm các công việc đơn giản với mức lương thấp.
Cuộc khảo sát được tiến hành vào cuối tháng 2.2009 tại Hà Nội dưới sự hỗ trợ của Oxfam Anh và Ngân hàng Thế giới. Đối tượng khảo sát gồm: NLĐ khu vực phi chính thức (đứng chờ việc tại 5 chợ lao động ở Hà Nội); NLĐ và chủ DN làng nghề (2 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và sơn mài Hạ Thái); CN nhập cư thuộc khu vực chính thức và các nhà quản lý DN (gần KCN Bắc Thăng Long).

Ngọc Lan (laodong)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)