Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lao động nông thôn vẫn ngại học nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mc h tr ti đa 2 triu đng/ngưi/khóa hc ngh cho lao đng nông thôn (LĐNT), ngưi hc phi b thêm chi phí nên h chưa mn mà tham gia.

Dù đưc h tr ti đa 2 triu đng/ngưi/khóa hc nhưng lao đng nông thôn vn ngi hc ngh. Trong nh: Ông Nguyn Thanh Tùng (ng Q.Th Đc) đang chăm sóc vưn mai ca gia đình

Hc xong “không biết làm gì”

Đào tạo nghề cho LĐNT gắn với phát triển kinh tế – xã hội phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thế mạnh cho từng địa phương tại TP.HCM. Với định hướng này, TP đã xây dựng Đề án đào tạo nghề cho LĐNT nhưng kết quả chưa như mong muốn. Theo đề án này, đa dạng hóa phương thức và loại hình đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường. Ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.

Thời gian qua, 12 quận/huyện gồm: Q.8, Q.9, Q.12, Q.Bình Tân, Q.Bình Thạnh, Q.Gò Vấp, Q.Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và huyện Nhà Bè trực tiếp tham gia thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT cũng đã xây dựng, hướng dẫn đào tạo nghề trên địa bàn nhưng hiệu quả chưa cao. Theo đó, tính đến thời điểm này, TP chỉ có khoảng 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp được các quận/huyện đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT; trong đó có 22 cơ sở công lập và 5 cơ sở là doanh nghiệp. Đây là con số khiêm tốn so với yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ của TP.

Hiện nay mô hình đào tạo nghề cho LĐNT thật sự chưa thu hút được người học. Cụ thể, trong nhiều năm chỉ quẩn quanh các nghề kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất muối kết tinh trên ruộng trải bạt, kỹ thuật nuôi thủy – hải sản, trồng lan và cây cảnh… Ông Nguyễn Thọ (ngụ xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) nói: “Địa phương chỉ đào tạo những nghề này, học xong cũng chẳng biết làm gì khi đất không có, vốn cũng không. Việc thuê mướn đất để trồng trọt, chăn nuôi chẳng khác nào đi… đánh cược”. Tương tự, ông Ngô Văn Hào (ngụ xã Hưng Long, huyện Bình Chánh) than thở: “Sống bằng nghề nuôi bò nhiều năm, chúng tôi đã nắm kỹ thuật chăn nuôi, biết cách chăm sóc đàn bò, tự phối giống và điều trị bệnh cho bò. Nói đi học là để nâng cao, hiểu biết thêm trong khi kiến thức có được từ những khóa học không gì mới, xem như mất thời gian cũng như tài chính. Đó là chưa kể đầu ra của sản phẩm nông nghiệp ngày càng khó khăn”.

Việc đào tạo nghề phi nông nghiệp cũng được các quận/huyện triển khai như may công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn, kế toán, điều dưỡng… Tuy nhiên, đây là các nghề không dễ kiếm việc làm trong thời buổi hiện nay. Hơn nữa, để học các nghề này đòi hỏi người học phải có trình độ nhất định. Trong khi đó, các nghề mà LĐNT tự tạo việc làm như thẩm mỹ, nấu ăn, làm bánh, cắm hoa, sửa chữa điện dân dụng, lái xe… cũng ì ạch bởi chẳng mấy ai tham gia.

Ngi đóng hc phí

Công tác đào to, bi dưng cho cán b, công chc phưng/xã, qun/huyn chưa chuyn biến mnh v năng lc qun lý; trình đ chuyên môn, nghip v chưa đng đu dn đến t chc thc hin đào to ngh và gii quyết vic làm chưa đáp ng yêu cu hin đi hóa nông nghip, xây dng nông thôn mi hin nay.

Việc triển khai đào tạo nghề phi nông nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu, 9 nhóm ngành dịch vụ và 8 ngành tự do dịch chuyển trong khối ASEAN cũng được Sở LĐ-TB&XH TP.HCM quan tâm; tuy nhiên các địa phương gặp khó vì trình độ văn hóa cũng như tâm lý ngại đi học, ngại phải tìm việc làm mới… của người lao động. Đại diện phòng LĐ-TB&XH các địa phương cho biết như vậy tại buổi họp giao ban các quận/huyện mới đây.

Ông Trần Thế Phương (Trung tâm Dạy nghề huyện Nhà Bè) cho rằng hiện nay LĐNT vẫn còn tâm lý thích chọn các khóa học ngắn hạn để tìm việc làm nhanh nên chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người sử dụng lao động. Ngoài ra vẫn còn tình trạng học viên bỏ học giữa chừng. Lao động trẻ ở nông thôn ít quan tâm đến học nghề và gắn bó với các ngành nghề nông nghiệp dẫn đến thiếu hụt lao động nông nghiệp trẻ, có trình độ tay nghề cao.

Qua các buổi làm việc với quận/huyện, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá: Nhận thức của người dân về học nghề ngày càng tích cực hơn, đặc biệt là trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do yêu cầu đô thị hóa. Tuy nhiên, đào tạo nghề cho LĐNT vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Nguyên nhân là do việc tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT tại một số nơi chưa hiệu quả nên người dân không lựa chọn được nghề phù hợp với trình độ học vấn và khả năng làm nghề. Việc tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề của LĐNT chưa chính xác, có nơi chưa có bộ phận giới thiệu, giải quyết việc làm, dẫn đến người học phải tự kiếm việc làm nên không muốn tham gia học nghề. Học sinh bỏ học hoặc đã tốt nghiệp THCS chưa quan tâm đến học nghề.

“Mức hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học còn thấp so với đơn giá học nghề các trình độ sơ cấp hiện nay. Người học phải đóng thêm học phí tạo tâm lý e ngại hoặc không có khả năng đóng thêm học phí để tham gia học nghề đúng nguyện vọng”, ông Lâm dẫn chứng.

T.Anh

 

Bình luận (0)