Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp trên địa bàn thuộc vùng I là 4.420.000 đồng/tháng, vùng II là 3.920.000 đồng/tháng, vùng III là 3.430.000 đồng/tháng…
Học viên học trường nghề. M.Q
Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định từ ngày 1.1.2020, người lao động đã qua đào tạo nghề sẽ hưởng mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc đòi hỏi theo quy định.
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp trên địa bàn thuộc vùng I là 4.420.000 đồng/tháng, vùng II là 3.920.000 đồng/tháng, vùng III là 3.430.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.070.000 đồng/tháng.
Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm: người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng CĐ, chứng chỉ ĐH đại cương, bằng ĐH, cao học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24.11.1993 của Chính phủ; người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, CĐ, ĐH, bằng thạc sĩ, tiến sĩ, văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp, văn bằng giáo dục ĐH và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại luật Giáo dục năm 1998 và luật Giáo dục năm 2005.
Ngoài ra, còn có các đối tượng sau: người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, CĐ nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại luật Dạy nghề, người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của luật Việc làm, người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại luật Giáo dục nghề nghiệp cũng nằm trong quy định này.
Theo Mỹ Quyên/TNO
Bình luận (0)