Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lao động trẻ đông nhưng nguy cơ thất nghiệp cao

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia nhân s, hin nay Vit Nam có ngun lao đng tr di dào nhưng nguy cơ tht nghip cao do còn yếu nhiu k năng như: k năng ngh, k năng ngoi ng, k năng an toàn lao đng…


Hc sinh THPT tìm hiu mô hình đào to ngh công ngh k thut ô tô ti mt ngày hi. Ảnh: T.Tri

Cht lưng ngun nhân lc còn thp

Đây là đánh giá chung của các chuyên gia tại Hội thảo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây. Theo đó, các chuyên gia đánh giá hội nhập quốc tế và tự do dịch chuyển lao động trong Cộng đồng ASEAN sẽ tạo môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến một bộ phận lao động thất nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp. Trước bối cảnh hội nhập, Việt Nam cần nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ phục vụ trong nước mà còn đón cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là thách thức lớn và cũng là cơ hội để hệ thống đào tạo nghề của Việt Nam khẳng định vị thế của mình trong khu vực và thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam tính đến quý 2-2020 là 55,46 triệu người, chiếm hơn 1/2 dân số. Trong đó, lực lượng lao động đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37% – như vậy lực lượng lao động chưa có văn bằng, chứng chỉ, chưa được công nhận là 77,63%. Ngân hàng thế giới cũng đánh giá, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt mức 3,79 điểm trong thang điểm 10, xếp hạng 11/12 quốc gia khảo sát tại châu Á. Bà Nguyễn Thị Hằng (nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng 70-80% lao động của Việt Nam làm việc trực tiếp trong điều kiện công nghệ kỹ thuật cao. Vì vậy đào tạo nghề cũng phải thay đổi từ chương trình, giáo trình, công nghệ kỹ thuật để phục vụ thực hành, trình độ của đội ngũ giáo viên… Tương tự, các chuyên gia dạy nghề của Đức cho rằng dự báo kỹ năng trong tương lai xa cũng là một thách thức đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói riêng và của Việt Nam nói chung, vì vậy cần có năng lực để thích ứng với các biến đổi. Theo đó phải phát triển kỹ năng nghề gắn liền với tăng năng suất lao động. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng nguy cơ về thất nghiệp là không nhỏ. Do đó, phát triển lực lượng lao động trẻ có tay nghề giúp chủ động thích ứng với bối cảnh mới.

TS. Wendy Cunningham (Ngân hàng Thế giới) cho biết kỹ năng tương tác với công nghệ (công nghệ kỹ thuật số) là một trong những kỹ năng cần phải có của người lao động trước sự thay đổi nhanh của công nghệ. Việt Nam có lợi thế là nhiều doanh nghiệp FDI, ở đó có môi trường làm việc chuyên nghiệp, có trang thiết bị, dây chuyền hiện đại. Đây là cơ hội lớn để các trường nghề có thể liên kết, cùng tham gia đào tạo để chia sẻ gánh nặng đầu tư cũng như kinh nghiệm, kỹ năng từ các chuyên gia. “Dù có thay đổi thế nào thì việc làm vẫn tồn tại nhưng yêu cầu kỹ năng công việc luôn thay đổi, kể cả công việc đơn giản nhất”, TS. Wendy Cunningham lưu ý.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cảnh báo trước yêu cầu số hóa, Việt Nam có xác suất tự động hóa cao nhất. Hơn nữa, Việt Nam có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nhiều cũng là nguy cơ cao, vì vậy lao động cần có kỹ năng cao hơn.

Tp trung phát trin k năng ngh

TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết mở rộng mô hình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp là một trong những nội dung then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo Chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến năm 2020 đạt mục tiêu 65-70% lao động qua đào tạo. Hiện nay vai trò của doanh nghiệp, sự đồng hành của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nguồn lực chất lượng cao. TS. Dũng cho biết Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã làm việc với nhiều doanh nghiệp và tập đoàn, lắng nghe ý kiến của các bên để trình Chính phủ có cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham gia đào tạo. Đặc biệt, TS. Dũng lưu ý, bên cạnh các hoạt động của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, các trường cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của doanh nghiệp, đây là cơ sở để xác định các tiêu chuẩn, danh mục ngành nghề…

Để nâng cao chất lượng kỹ năng nghề của Việt Nam, ông Juergen Hartwig (Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam) kiến nghị: “Việt Nam cần hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề, trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, quy hoạch trường nghề, tự chủ trường nghề, đào tạo chương trình 9+, đẩy mạnh phân luồng… là những nội dung mà Việt Nam cần phải thực hiện. Không chỉ hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo, chương trình chuyển giao, mô đun thực hành của quốc tế mà Việt Nam còn học cả kinh nghiệm quản lý, tổ chức đào tạo…”. Ông Juergen Hartwig cũng cho biết sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của công nghệ số. Tuy nhiên, Việt Nam cần xác định rõ nhu cầu nghề nghiệp, xây dựng các khóa học ngắn hạn đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới. Đối với người học, không chỉ phát triển kỹ năng nghề mà còn phát triển các kỹ năng khác như ngoại ngữ, an toàn lao động để có cơ hội tham gia các thị trường lao động ngoài nước.

T.Hng – T.Tri

 

Bình luận (0)