Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lao động Việt Nam: Thừa lượng, thiếu chất

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo các chuyên gia, cht lưng lao đng Vit Nam đã đưc ci thin đáng k qua tng năm, song so vi các nưc trong khu vc thì vn còn mc thp. Điu đáng lo ngi là gn đây t l lao đng không s dng hết tim năng tăng mnh.


Sinh viên ngành logistics ca Trưng CĐ Công ngh Th Đc thc tp ti doanh nghip

TS. Đỗ Tất Cường (Viện Kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật. Cụ thể là kiến thức và các kỹ năng lao động cần thiết để đảm đương công việc mà doanh nghiệp cần.

TS. Cường nhìn nhận, tại Việt Nam, cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thực tế và có sự chênh lệch giữa các ngành nghề đào tạo. Theo đó, lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề trong những ngành nghề, lĩnh vực có tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững còn thiếu. Nhân lực đào tạo trong các ngành kỹ thuật công nghệ còn chiếm tỷ trọng thấp. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực như công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hóa, công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử đều đang thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lành nghề.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. TS. Cường phân tích, đặc điểm của lực lượng lao động ở nước ta hiện nay vẫn chủ yếu là lao động có trình độ tay nghề thấp. Lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật trong lực lượng lao động thời gian qua có giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm khoảng trên dưới 70%. Trong khi đó, nhu cầu về lao động phổ thông của Việt Nam được dự báo sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Theo cảnh báo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), trong 5 năm tới, khoảng 70% số việc làm ở nước ta ở các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông như da giày, lắp ráp điện tử, chế biến thủy sản, dịch vụ bán lẻ có rủi ro cao bị thay thế bởi máy móc và thiết bị hiện đại (riêng với ngành dệt may, tỷ lệ này lên đến 86%). Mặt khác, chất lượng lao động của nhóm lao động có trình độ tay nghề cũng không cao, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Cả trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của nhóm lao động này đều có nhiều hạn chế.

LAO ĐNG KHÔNG S DNG HT TIM NĂNG

Ghi nhận của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng (tức lao động có nhu cầu làm việc nhưng không được đáp ứng đủ công việc) quý III năm 2021 là 10,4%, cao gần gấp đôi so với quý trước và cùng kỳ năm trước (quý II năm 2021 là 5,2% và quý III năm 2020 là 5,5%). Trong nhiều năm qua, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam chỉ ở mức 4%. Từ quý I năm 2020 đến quý II năm 2021, tỷ lệ này bắt đầu tăng lên và đạt mức cao nhất là 6,2% vào quý II năm 2020. Trong những tháng cuối năm 2020, khi các hoạt động kinh tế, xã hội dần trở vào trạng thái bình thường mới, tỷ lệ này giảm xuống còn 4,4% vào quý IV. Tuy nhiên, đại dịch trong năm 2021, đặc biệt là trong quý III vừa qua một lần nữa lại làm tỷ lệ này tăng cao, vượt qua mức 6,2% vào quý II năm trước.


Ngư
i lao đng tìm vic ti Sàn giao dch vic làm do Trung tâm Dch v vic làm Thanh niên TP.HCM t chc trong tháng 11-2021

Theo thống kê, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý III năm 2021 của khu vực thành thị và nông thôn đều tăng gần gấp đôi so với quý trước (khu vực thành thị là 13,3% so với 6,1%, khu vực nông thôn là 8,7% so với 4,7%). Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người từ 15 đến 34 tuổi (45,2%), trong khi đó lực lượng lao động cùng nhóm tuổi chỉ chiếm 34,5%. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ và trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất hiện.

Tương tự, bà Nghiêm Thị Ngọc Bích (Trường ĐH Lao động – Xã hội) cho rằng những thay đổi và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất đã và đang kéo theo các yêu cầu về kỹ năng cụ thể. Doanh nghiệp cũng đang đối mặt với sự thiếu hụt về kỹ năng, kỹ thuật của người lao động. Từ thực tế đó, bà Bích đề xuất Chính phủ cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hợp tác quốc tế; hỗ trợ phát triển, cải thiện thông tin thị trường lao động từ trung ương đến địa phương, giúp giải quyết việc làm và nâng cao ý thức học nghề của người dân. Đồng thời dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai và tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp cho học sinh và người lao động. Đối với các trường nghề, thời lượng thực hành ít nhất đạt 70%, lý thuyết 30%. Các trường cần nắm bắt những yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể, từ đó xây dựng mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo phù hợp. Bên cạnh đó mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, ngành nghề mới mà thị trường cần, bắt kịp xu hướng khoa học công nghệ. Liên kết, phối hợp giữa các cơ sở cũng như doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng.

Ở góc độ đơn vị đào tạo, TS. Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2) chia sẻ, sự hợp tác với các tổ chức để tận dụng giải pháp công nghệ trong đào tạo là cần thiết và cấp bách để nâng chất lượng lao động. Với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc trong việc đào tạo nguồn nhân lực cũng như đào tạo lại thường xuyên lực lượng lao động.

Ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nhân lực và thị trường lao động) cũng lưu ý, người lao động phải luôn nhận thức về yêu cầu nâng cao năng lực và có kỹ năng để thích nghi với công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu công việc. Trong khi đó, bà Nguyễn Phương Mai (Giám đốc điều hành Công ty tuyển dụng nhân sự Navigos Search) đánh giá cao đội ngũ lao động ở nước ngoài hết thời hạn về nước sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng lao động. Bởi trong thời gian học tập, làm việc ở nước ngoài, nhóm lao động này đã dày dạn kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ và có thể sử dụng họ ở vị trí chuyên gia, hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo đội ngũ lao động hiện tại.

Bài, ảnh: T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)