Hội nhậpGiáo dục phát triển

“Lao ra biển lớn” với tấm bằng nghề

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 400.000 học sinh (40%) đã tốt nghiệp THPT không có khả năng đi tiếp lên con đường đại học, cao đẳng. Gia đình, thậm chí phần nào đó dư luận xã hội và buồn hơn nữa là chính các em tự xem mình là những người thất bại.
Với cách nhìn của xã hội thì giải pháp theo học tại các trường nghề chỉ mang tính tình thế. Tuy nhiên, hầu như mọi người lại quên mất rằng: Mục tiêu học đại học cũng nhằm có một nghề nghiệp vững chắc. Và để có một nghề nghiệp vững chắc không chỉ có con đường đại học.
Cơ hội cho thí sinh không đủ khả năng vào đại học

Chỉ với bằng tú tài, các em vẫn được trao vào tay cơ hội mới, trí tuệ mới

Tiến sĩ Nguyễn Trọng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề CNTT iSPACE đã khẳng định: “Với bằng THPT các em đủ sức trở thành người lao động có trí tuệ và tri thức vững vàng. Xã hội phải xem các em là những thanh niên có học, là vốn quý của đất nước, là đối tượng quan trọng hàng đầu cần được trao vào tay những cơ hội mới, trí tuệ và vinh quang không kém con đường đại học”. Do đó, trường nghề sẽ là nơi trao cho các em tấm bằng sớm hơn các bạn học đại học, để các em có cơ hội “lao ra biển lớn” khẳng định mình mà vẫn có thể tiếp bước trên con đường đại học.
Thấy được trọng trách của mình, ngay từ lúc này các trường nghề cần phải nâng cao cơ sở vật chất học tập, thực hành và nghiên cứu; đồng thời hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để giúp các em phát triển khả năng. Rất nhiều người thành đạt nhờ học tập tại các trường nghề có môi trường tốt. Cũng như một hạt giống được nảy mầm và khai nhụy từ điều kiện đất đai tốt tươi. Ở các trường nghề, điều quan trọng để tạo ra những sinh viên đủ năng lực, đủ tầm vóc để ra đời dấn thân và phát triển sự nghiệp… cần lắm “phù sa cho đất đai” và điều kiện tốt cho “hạt giống” phát triển.
Những tiêu chuẩn của một trường nghề tiên tiến

Sinh viên Trường iSpace trong giờ thực tập

Thứ nhất: nội dung học tập chất lượng bảo đảm đào tạo sinh viên có chuyên môn vững vàng. Thứ hai và quan trọng không kém là chú trọng thực hành cho tay nghề thuần thục và yếu tố cuối cùng là có sự phối hợp với các đơn vị giáo dục – doanh nghiệp làm giàu kỹ năng mềm giúp cử nhân hoàn toàn tự tin khi chọn việc.
Không riêng gì các khối ngành kỹ thuật – công nghệ, các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế – tài chính, truyền thông… đều cần thiết phải chú trọng 3 yếu tố trên khi xác định tiêu chí đào tạo. Để có thể giúp sinh viên hoàn thiện chuyên môn, nâng cao tay nghề và kỹ năng nghề chuyên nghiệp thì yếu tố quan trọng nhất đó là tính thực tế của các đề tài trong giờ học và tính thuận lợi khi sinh viên muốn cọ xát. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp, các tổ chức và các câu lạc bộ trong việc kết hợp và tham gia đào tạo cùng nhà trường.
Nhiệm vụ đề ra đến năm 2020, Việt Nam phải có 5.815 triệu người có trình độ trung cấp, cao đẳng và kỹ sư thực hành. Đây là con số không nhỏ và một lần nữa lại đặt nặng sứ mệnh lên vai các trường nghề. Các trường nghề cần cải tiến chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở học tập và thực hành hiện đại; đặc biệt phải tạo vai trò trung tâm, chủ động cho sinh viên trong quá trình học tập. Chỉ có như vậy, các trường nghề mới tạo được niềm tin vững chắc để các sinh viên yên tâm học tập.
Kết lại, về mục tiêu đề án đổi mới và phát triển dạy nghề từ năm 2009–2020, Tiến sĩ Nguyễn Trọng phát biểu: Hiện nay iSPACE đào tạo các ngành: Kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật phần cứng và mạng máy tính, đồ họa đa truyền thông, tài chính kế toán ứng dụng sâu công nghệ thông tin cùng các chương trình đào tạo “bác sĩ máy tính”, chương trình phát triển phần mềm cùng nhiều chuyên đề ngắn hạn, chứng chỉ quốc tế thuộc lĩnh vực CNTT, kỹ năng mềm… với nhiều hướng đi được đánh giá cao. Trong tương lai, Trường Cao đẳng Nghề CNTT iSPACE không những là một trong 120 trường cao đẳng trọng điểm quốc gia mà còn phấn đấu thuộc “top” 20 trường cao đẳng đạt trình độ tiên tiến của khu vực và cao hơn nữa là “top” 10 trường cao đẳng nghề đạt trình độ tiên tiến của thế giới. Tìm hiểu rõ hơn các khóa học tại www.ispace.edu.vn.
Phan Ngọc
Để giúp sinh viên hoàn thiện chuyên môn, nâng cao tay nghề và kỹ năng nghề chuyên nghiệp thì yếu tố quan trọng nhất đó là tính thực tế của các đề tài trong giờ học và tính thuận lợi khi sinh viên muốn cọ xát.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)