Một năm học mới đã bắt đầu, tất cả tân sinh viên đều náo nức đón chờ một chặng đường mới với nhiều lo toan và hi vọng! Điều gì khiến cho bạn thành công hơn, có được mức lương cao hơn, công việc tốt hơn so với bạn bè cùng khóa?
Ninh Quang Khôi và thầy giáo tại British University Vietnam.
Nhiều tân sinh viên đã biết làm cho mình khác biệt, bằng cách đặt ra một bản kế hoạch chi tiết cho 4 năm đại học của mình, và sau khi ra trường, nhìn lại, chính bạn sẽ ngạc nhiên vì những điều mình làm được. Hãy lắng nghe chia sẻ của Ninh Quang Khôi, sinh viên xuất sắc ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại British University Vietnam, chia sẻ bí quyết để thành công trong môi trường ĐH.
Đặt ra mục tiêu ngay từ khi bước vào đại học
Để 4 năm đại học của bạn trôi qua thực sự ý nghĩa, ngay từ khi vừa bước vào đại học, bạn nên đặt ra mục tiêu lớn cho mình trong vòng 5 năm tới. Việc viết ra các mục tiêu là cách để nhắc nhở bản thân luôn luôn nỗ lực hướng đến mục tiêu đó.
Bạn có thể chia ra mục tiêu trong học tập như: đứng trong top 5 của lớp, tốt nghiệp loại giỏi, giành học bổng du học, thành thạo tin học, nâng cao kiến thức chuyên ngành; hay những mục tiêu liên quan đến kỹ năng làm việc như: kỹ năng mềm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo, mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết nối thêm bạn bè, tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh dành cho sinh viên…
Những hoạt động này sẽ giúp bạn hình thành phong cách sống, phong cách làm việc, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng như không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.
Từng bước thực hiện kế hoạch
Năm thứ nhất, khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, bạn hãy dành thời gian còn rảnh rỗi này để mở rộng các mối quan hệ xã hội, học các kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Có rất nhiều gợi ý cho bạn nếu muốn có năm học ĐH đầu tiên thật thành công: tham gia một câu lạc bộ trong trường, tình nguyện mùa hè, đăng ký 1 lớp kỹ năng mềm và 1 lớp tin học, đăng ký lớp tiếng Anh giao tiếp, tìm kiếm cơ hội giao lưu với các sinh viên thế giới qua những chương trình trao đổi văn hóa và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cũng đừng quên công việc quan trọng nhất của bạn là học tốt và giành những điểm số cao nhé.
Đặt ra mục tiêu ngay từ khi bước vào đại học
Để 4 năm đại học của bạn trôi qua thực sự ý nghĩa, ngay từ khi vừa bước vào đại học, bạn nên đặt ra mục tiêu lớn cho mình trong vòng 5 năm tới. Việc viết ra các mục tiêu là cách để nhắc nhở bản thân luôn luôn nỗ lực hướng đến mục tiêu đó.
Bạn có thể chia ra mục tiêu trong học tập như: đứng trong top 5 của lớp, tốt nghiệp loại giỏi, giành học bổng du học, thành thạo tin học, nâng cao kiến thức chuyên ngành; hay những mục tiêu liên quan đến kỹ năng làm việc như: kỹ năng mềm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo, mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết nối thêm bạn bè, tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh dành cho sinh viên…
Những hoạt động này sẽ giúp bạn hình thành phong cách sống, phong cách làm việc, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng như không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.
Từng bước thực hiện kế hoạch
Năm thứ nhất, khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, bạn hãy dành thời gian còn rảnh rỗi này để mở rộng các mối quan hệ xã hội, học các kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Có rất nhiều gợi ý cho bạn nếu muốn có năm học ĐH đầu tiên thật thành công: tham gia một câu lạc bộ trong trường, tình nguyện mùa hè, đăng ký 1 lớp kỹ năng mềm và 1 lớp tin học, đăng ký lớp tiếng Anh giao tiếp, tìm kiếm cơ hội giao lưu với các sinh viên thế giới qua những chương trình trao đổi văn hóa và hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cũng đừng quên công việc quan trọng nhất của bạn là học tốt và giành những điểm số cao nhé.
Nếu có cơ hội, hãy ứng cử vào vị trí lớp trưởng hoặc bí thư lớp. Tuy có vất vả hơn nhưng sẽ là cơ hội lớn để phát huy năng lực bản thân và là bước đệm để bạn thực hiện những dự định tiếp theo của mình. Hãy làm mình nổi trội cả về học tập lẫn hoạt động ngoại khoá.
Sinh viên giành học bổng Hoàng tử Andrew của British University Vietnam.
Năm thứ hai, việc nâng cao khả năng ngoại ngữ tương đương với mức IELTS 7.5 hay TOEFL 95 là điều rất cần thiết nếu bạn dự định đi du học, hoặc làm việc trong các tập đoàn toàn cầu.
Bạn cũng có thể trau dồi những kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo hay lập kế hoạch cá nhân… thông qua các khóa học, hoặc qua những việc làm thêm. Có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: dịch thuật, hướng dẫn du lịch, làm trợ lý tại các hội chợ, trợ giảng tại các trung tâm Tiếng Anh, lễ tân, thực tập sinh tại các công ty, tổ chức phi chính phủ. Bất cứ một công việc gì cũng giúp bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức cho tương lai của mình.
Hãy theo dõi, và bắt đầu tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên (cuộc thi ý tưởng kinh doanh nếu là sinh viên ngành kinh doanh, cuộc thi Robocon nếu bạn học ngành kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo vì môi trường nếu bạn học ngành môi trường). Những cuộc thi này sẽ thúc đẩy bạn nghiên cứu, nâng cao kiến thức, đồng thời rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp cũng như các mối quan hệ xã hội.
Năm thứ ba là thời điểm bạn học nhiều môn chuyên ngành, và mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhờ vào các mối quan hệ bạn xây dựng được trước đó, và những kỹ năng được rèn luyện từ năm thứ nhất, chắc hẳn sẽ không khó khăn gì để bạn tìm được một công việc thực tập tốt, phát huy được khả năng của mình, và thậm chí còn được trả lương cao.
Nếu bạn có ý định du học, thì đây là thời điểm để tìm hiểu các chương trình học bổng. Dành năm thứ 3 và năm thứ 4 để chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ giúp bạn đến gần hơn với ước mơ du học.
Năm thứ tư với những thách thức mới, đó sẽ là năm quyết định bước ngoặt của cuộc đời bạn. Trong năm này, bạn sẽ vô cùng bận rộn với khóa luận tốt nghiệp và tìm kiếm công việc sau khi ra trường. Trước khi ra trường, nhớ hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra từ năm đầu, như thi các chứng chỉ quốc tế, kết thúc khóa học với điểm số cao, và thi một học bổng lớn để hoàn thành ước mơ du học.
Lập kế hoạch cho bốn năm học của mình bạn sẽ hình dung được những khó khăn mà bạn phải trải qua cũng như những thách thức và cơ hội đang chờ đón bạn! Đừng bao giờ quên nhìn nhận lại những kế hoạch đó bởi vì kế hoạch dù có chi tiết đến đâu cũng có lúc cần phải sửa đổi cho phù hợp với sự thay đổi của chính bạn! Các bạn tân sinh viên đừng quên lập kế hoạch cho mình nhé!
Bạn cũng có thể trau dồi những kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo hay lập kế hoạch cá nhân… thông qua các khóa học, hoặc qua những việc làm thêm. Có rất nhiều công việc phù hợp với sinh viên như: dịch thuật, hướng dẫn du lịch, làm trợ lý tại các hội chợ, trợ giảng tại các trung tâm Tiếng Anh, lễ tân, thực tập sinh tại các công ty, tổ chức phi chính phủ. Bất cứ một công việc gì cũng giúp bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức cho tương lai của mình.
Hãy theo dõi, và bắt đầu tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên (cuộc thi ý tưởng kinh doanh nếu là sinh viên ngành kinh doanh, cuộc thi Robocon nếu bạn học ngành kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo vì môi trường nếu bạn học ngành môi trường). Những cuộc thi này sẽ thúc đẩy bạn nghiên cứu, nâng cao kiến thức, đồng thời rèn luyện cho mình kỹ năng giao tiếp cũng như các mối quan hệ xã hội.
Năm thứ ba là thời điểm bạn học nhiều môn chuyên ngành, và mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhờ vào các mối quan hệ bạn xây dựng được trước đó, và những kỹ năng được rèn luyện từ năm thứ nhất, chắc hẳn sẽ không khó khăn gì để bạn tìm được một công việc thực tập tốt, phát huy được khả năng của mình, và thậm chí còn được trả lương cao.
Nếu bạn có ý định du học, thì đây là thời điểm để tìm hiểu các chương trình học bổng. Dành năm thứ 3 và năm thứ 4 để chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ giúp bạn đến gần hơn với ước mơ du học.
Năm thứ tư với những thách thức mới, đó sẽ là năm quyết định bước ngoặt của cuộc đời bạn. Trong năm này, bạn sẽ vô cùng bận rộn với khóa luận tốt nghiệp và tìm kiếm công việc sau khi ra trường. Trước khi ra trường, nhớ hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra từ năm đầu, như thi các chứng chỉ quốc tế, kết thúc khóa học với điểm số cao, và thi một học bổng lớn để hoàn thành ước mơ du học.
Lập kế hoạch cho bốn năm học của mình bạn sẽ hình dung được những khó khăn mà bạn phải trải qua cũng như những thách thức và cơ hội đang chờ đón bạn! Đừng bao giờ quên nhìn nhận lại những kế hoạch đó bởi vì kế hoạch dù có chi tiết đến đâu cũng có lúc cần phải sửa đổi cho phù hợp với sự thay đổi của chính bạn! Các bạn tân sinh viên đừng quên lập kế hoạch cho mình nhé!
Theo Dân Trí
Bình luận (0)