Hội nhậpThế giới 24h

Lật tẩy mưu đồ Vạn lý trường thành ở Biển Đông của Trung Quốc

Tạp Chí Giáo Dục

"Vạn lý trường thành ở Biển Đông" mà Trung Quốc đang âm mưu dựng lên bao gồm các cảm biến, thiết bị không người lái dưới nước, ngư lôi và trạm biển sâu dưới Biển Đông.

Trang tin tức China Topix ngày 26.6 dẫn các nguồn tin không được nêu tên cho biết "Vạn lý trường thành" dưới Biển Đông sẽ được ngụy trang là dự án khoa học "phát triển tài nguyên thiên nhiên". Nó bao gồm một căn cứ sâu dưới biển và một đội tàu ngầm không người lái hùng hậu. Trước đó, Trung Quốc đã xác nhận đẩy nhanh xây trạm nghiên cứu sâu đến 3.000 mét dưới đáy biển, đặt nhân viên thường trực ở đó.
"Vạn lý trường thành" dưới biển sẽ là giai đoạn 3 trong âm mưu kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Giai đoạn đầu là lúc xây dựng các tiền đồn trên các đảo chiếm đóng, bồi đắp phi pháp, đưa cả tên lửa đất đối không HQ-9 và chiến đấu cơ siêu thanh J-11 ra đó.
Giai đoạn 2 là lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ), cấm máy bay – cả quân sự và dân sự – vào không phận rộng lớn trên Biển Đông mà không được phép của Trung Quốc.
Lật tẩy mưu đồ Vạn lý trường thành ở Biển Đông của Trung Quốc - ảnh 1

Công trình Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Gạc Ma của Việt Nam Trung Hiếu

 
Còn giai đoạn 3 – "Vạn lý trường thành" ở Biển Đông – sẽ nhắm tới mục đích chống lại tên lửa phóng ra từ tàu ngầm cũng như các cuộc tấn công khác của tàu chiến Hải quân Mỹ. Khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công như thế này xưa nay là điểm yếu của quân đội Trung Quốc, nhất là chống tàu ngầm.
Các nhà phân tích cho rằng cái mà Trung Quốc gọi là trạm nghiên cứu biển sâu sẽ là cái neo cho "Vạn lý trường thành ở Biển Đông" mà Trung Quốc đang âm mưu xây dựng, sẽ vận hành một hệ thống các cảm biến cả nổi lẫn chìm nhằm mục đích phát hiện tàu ngầm của Mỹ cũng như của các nước "không thân thiện" như Nhật, Ấn Độ hay Úc.
 
Trung Quốc đã tiết lộ một số "nguyên liệu" xây nên "bức tường" này tại một cuộc triển lãm quân sự gần đây, tập trung vào các thiết bị dưới nước không người lái (UUV). Chúng có khả năng mang ngư lôi và các loại vũ khí, thiết bị quân sự khác như mìn hay cảm biến.
Giới chức Trung Quốc tại cuộc triển lãm đã thừa nhận khả năng sử dụng "trạm nghiên cứu" dưới biển cho mục đích quân sự. Xu Liping – một nhà nghiên cứu tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc trực thuộc chính phủ nước này – tuyên bố " không loại trừ việc nó sẽ mang một số chức năng quân sự ".

Kiều Oanh/TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)