Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lầu may Đông Ba – dấu xưa còn lại!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng chiếc bàn may cũ k, tiếng đp chân lch cch ca nhng ngưi th may tóc ng màu mây… Lu may Đông Ba chiếm mt không gian khiêm tn trên tng 3 mt khu nhà cũ ca ch Đông Ba (thành ph Huế) in trong ký c thế h 7X, 8X v k nim nhng ln lo đo theo chân m lên lu đo may chiếc áo vào năm hc mi hay chun b đón cái Tết tui thn tiên!

Lu may Đông Ba nm khiêm tn trên khu nhà cũ ca ch Đông Ba

1.Người dân Huế, nhất là thế hệ 7X, 8X nhớ về lầu may Đông Ba như kỷ niệm khó phai trong hành trang khôn lớn. Nhắc đến lầu may này, có thật nhiều câu chuyện tuổi thơ được kể mãi. Đó là lần đầu tiên những cô cậu học trò tiểu học được tung tăng theo chân mẹ lên lầu may ấy may một bộ quần áo cho năm học mới hay để chưng diện trong những ngày Tết. Lớn hơn tí nữa, đôi lúc sơ sẩy làm đứt chiếc cúc áo hay sút đoạn chỉ, họ lại tự tìm lên lầu may để nhờ đôi bàn tay khéo léo của người thợ sửa sang lại. Ngần ấy đủ làm nên nỗi nhớ khi nhắc về khu nhà dành cho những người thợ may vá ở chợ Đông Ba ở đất cố đô!

Tôi lần theo ký ức của một người bạn, tìm về lầu may Đông Ba. Bà bán hàng rong lâu năm bên rìa chợ nở nụ cười tươi chỉ tay về lối đi nhỏ hẹp đằng sau tiệm sửa đồng hồ. Mấy chữ lầu may viết chân phương bằng sơn đỏ trên nền vàng gợi lên một điều gì rất cũ. Chiếc cầu thang nhỏ chỉ tầm một người đi dẫn tôi lên tầng 3 khu nhà khá tối. Âm thanh lạch cạch của những chiếc máy cũ khá rộn rã. Một công xưởng may với hơn ba chục người thợ đang miệt mài may vá thực sự rộn rã hơn những gì tưởng tượng khi bắt đầu những bước chân dò dẫm trên lối cầu thang tối.

2.Bước qua tuổi 70, bà Phan Thị Vân có tới 50 năm gắn với bàn máy may thủ công. Cũng xấp xỉ ngần ấy thời gian, bà gắn với xưởng may trong chợ Đông Ba này. Bà Vân bảo, khi xưa ngày nào cũng có hàng họ để may. Khách đến không ngớt, nhất là vào đầu năm học mới. Nhờ đó mà bà cùng chồng mới nuôi nổi 6 đứa con khôn lớn. Ở tuổi thất thập, bà vẫn nhẫn nại đi về mỗi ngày với chiếc bàn máy may của mình trên tầng 3 khu chợ Đông Ba. Tuổi cao lại không biết đi xe máy nên mỗi ngày bà tốn 2 vòng xe thồ hết 25 ngàn đồng. Cơm trưa thường được bới theo trong chiếc cặp lồng nhỏ. Bà nói, khách hàng của bà bây giờ chủ yếu là những người lao động nghèo có nhu cầu sửa sang quần áo cũ. Cứ thủng thẳng mỗi ngày kiếm được dăm bảy chục ngàn, khi nhiều cũng tròn trăm ngàn, trừ tiền xe thồ rồi cũng đủ mua rau củ, mắm muối nuôi sống mình qua ngày mà không cần phải dựa vào con cái. Nghề may với bà Vân như duyên nợ: “Tuổi thanh nữ không đi xa làm ăn được, thấy nghề may vá hợp với mình thì năn nỉ xin ba mạ cho 5 chỉ vàng mua cái máy. Rồi cơ nghiệp cũng nên từ cái máy này. Chừ cửa tiệm cũng giống nhà mình, gắn bó thân thương rồi, nghỉ thì nhớ lắm”, bà Vân bộc bạch.

Bên cạnh cửa tiệm không tên của bà Vân, tấm biển cũ với dãy số điện thoại viết tay. Cửa tiệm ấy của cụ ông Nguyễn Văn Chúc đã bước sang tuổi 84. Cụ Chúc nói: “Lầu may Đông Ba không chỉ là chốn để những người thợ mưu sinh, ở đây ai cũng vui vẻ như anh em cùng nhà. Ngày nào trở bệnh phải vắng thì ngày đó rất buồn, nhớ tiếng máy lạch cạch, nhớ tiếng nói cười của đồng nghiệp”.

Cuộc sống hiện đại, công nghệ phát triển nhanh, những hàng may sẵn có mặt khắp nơi trên thị trường. Những người gắn bó với nghề may ở lầu may Đông Ba cứ thu dần lại. Thay vì nhận được nhiều đơn hàng may, họ trông chờ vào những cư dân lao động nghèo ghé cửa tiệm sửa vài ba tấm áo quần cũ sờn. Tiền công thu về cũng không đáng là bao. Bà Phan Thị Hạnh, 65 tuổi vừa nheo mắt xâu chỉ qua lỗ kim bé tẹo, vừa tâm tư: “Xưa hàng hóa may không kịp. Nay mỗi ngày ra chỉ mong có ai đó đem đến sửa vài bộ quần áo cũ. Nhưng bỏ nghề rồi buồn chân tay, cuộc sống cũng cần nhiều chi tiêu khác”.

Hơn 40 năm gn bó vi lu may Đông Ba, bà Phan Th Vân bo rng ca tim này ging như ngôi nhà th 2 ca mình

3.Trong số 30 cửa tiệm may đang hoạt động trong khu xưởng, với những cái tên chân chất đọc lên thấy cả niềm thương như cửa tiệm O Tằm, O Gái, Bác Thế… đa phần đều là những thợ may đứng tuổi. Họ gắn bó với nghề bên chân máy may thủ công. Thời hiện đại, lớp trẻ nhiều người gắn cả mô tơ điện để may nhanh thì đa số họ vẫn chung thủy với việc dùng lực đạp từ đôi chân.

Niềm hy vọng về sự tồn tại của lầu may có lẽ là ở vài người thợ trẻ nối nghề người thân. Anh Lê Quang Tuấn là một ví dụ điển hình. Ngoài 30 tuổi, Tuấn nối nghiệp cha ngồi vào chiếc ghế may cũ mèm. Hơn 10 năm vào nghề thì đã hơn 2 năm Tuấn gắn bó với lầu may này. “Ở chốn này, mọi người đều hòa đồng, chia sẻ công việc cho nhau tùy vào sức khỏe nên mình thấy vui”, Tuấn nói.

Chỉ cần vài chục bước chân lên chiếc cầu thang nhỏ để chứng kiến cảnh nhộn nhịp ít ai biết giữa chốn Đông Ba ồn ã. Mỗi người thợ, mỗi chiếc máy may cũ càng là một câu chuyện kể sống động về đời sống của những người gần trọn cuộc đời sống bằng nghề se chỉ luồn kim. Suốt 42 năm qua, tiếng chân đạp máy vẫn đều đặn vang lên với bao buồn vui của đời người thợ. Họ sống không chỉ bằng nghề may vá. Họ còn sống bằng ký ức đẹp của những thế hệ học trò nghèo xứ Huế mỗi lần háo hức theo mẹ ra chợ may áo mới. Giống như cái tên Quy Giả Thị (chợ của những người trở về) từng được đặt cho chợ Đông Ba bây giờ, thuở quan quân nhà Nguyễn trở lại Phú Xuân. Ngần ấy đủ để qua bao thăng trầm, gian khó, người thợ may vẫn neo lại với nghề trong khu lầu may chợ Đông Ba!

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)