Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lấy bằng nghề trước khi tốt nghiệp văn hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay nhiu hc sinh đã ly bng TC ngh khi còn đang hc văn hóa mà không phi tn hc phí và có đ điu kin tham gia th trưng lao đng hoc hc tiếp lên CĐ.

Va hc ngh va hc văn hóa, ra trưng ngưi hc đ điu kin liên thông lên CĐ

Vì kinh tế gia đình khó khăn, Nguyễn Văn Tiến (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) phải gián đoạn việc học văn hóa từ năm lớp 8. Năm 2016, sau gần 2 năm theo bạn bè làm công nhân tại TP.HCM, Tiến xin học lại chương trình bổ túc văn hóa ở Trung tâm GDNN-GDTX Q.Thủ Đức để lấy bằng tốt nghiệp THCS. Sau khi hoàn thành chương trình THCS, Tiến đăng ký học nghề tại Trường CĐ Kỹ nghệ II. Trong thời gian học nghề, Tiến học tiếp lên THPT. Đến nay Tiến đã hoàn thành chương trình văn hóa và cũng đã lấy bằng TC nghề thiết kế đồ họa, hiện em đang làm nhân viên tại một công ty thiết kế và trang trí nội thất ở TP.HCM. Trong khi đó, với Lê Văn Khiêm (ngụ Biên Hòa, Đồng Nai), dù đã lấy bằng TC nghề hàn tại Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II và tốt nghiệp THPT nhưng em không đi làm mà chọn con đường học liên thông lên CĐ. Khiêm tâm sự: “Vì sức học yếu nên em xác định từ đầu là đi học TC nghề sau khi hoàn thành chương trình THCS. Học nghề không tốn tiền học phí, lại được lựa chọn học hoặc không học văn hóa, tuy nhiên để được liên thông lên CĐ nên em chọn học 7 môn văn hóa cho đủ điều kiện”.

Con đường học vấn của Ngô Thị Phương Oanh (Q.6, TP.HCM) tưởng chừng khép lại sau nhiều biến cố liên tục ập đến gia đình. Oanh từ một học sinh chỉ biết ăn học nay trở thành lao động chính trong gia đình. Với ý chí và nghị lực vượt khó, Oanh đăng ký học Trường TC Thủy sản TP.HCM, vừa học văn hóa vừa học nghề. Hiện nay, em đã có việc làm với thu nhập tương đối cao tại một công ty thực phẩm đóng trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Ông Nguyễn Thanh Liêm (Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Q.Thủ Đức) cho biết nhằm tạo điều kiện cho học sinh có nhu cầu vừa học nghề vừa học văn hóa, từ năm 2017, trung tâm đã phối hợp với Trường CĐ Kỹ nghệ II tổ chức các lớp đào tạo TC nghề thiết kế đồ họa cho trên 300 học viên. “Thuận lợi cho các em sau THCS đi học nghề là được miễn học phí, có việc làm ngay và đặc biệt là có thể tham gia chương trình văn hóa để được thi THPT quốc gia và đủ điều kiện liên thông lên CĐ-ĐH”, ông Liêm nói.

TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho biết trong những năm gần đây, trường đã triển khai các giải pháp đào tạo gắn với giải quyết việc làm được Chính phủ giao. Theo đó, chương trình đào tạo nghề có học văn hóa được phụ huynh và học sinh ủng hộ. Ra trường các em có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để tham gia thị trường lao động hoặc có thể học tiếp lên cao, tùy vào điều kiện thực tế.

Được biết trong tháng 11 này, Trường CĐ Kỹ nghệ II tiếp tục phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX Q.Thủ Đức triển khai đào tạo trình độ TC các nghề thiết kế đồ họa, kế toán, xử lý nước thải môi trường và kỹ thuật dược. Đây là các nghề thị trường lao động đang cần với số lượng lớn trong giai đoạn 2018-2025 mà các đơn vị phối hợp đã khảo sát. Tham gia chương trình này, người học vừa học văn hóa để tham dự kỳ thi THPT quốc gia vừa sở hữu tấm bằng TC nghề và hội đủ mọi điều kiện để học liên thông lên CĐ-ĐH.

TS. Lê Đình Kha (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) đúc kết: “Doanh nghiệp tuyển dụng lao động kỹ thuật trình độ TC-CĐ tăng mạnh trong những năm gần đây do chất lượng đào tạo nghề được cải thiện, môi trường thực hành, thực tế tại doanh nghiệp chiếm đến 70% thời lượng. Vì vậy ra trường các em làm được việc ngay mà không phải đào tạo lại, điều này thỏa mãn yêu cầu của doanh nghiệp”. Ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM) cho rằng khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng không quân tâm việc xuất thân của ứng viên từ đâu, điểm số cao hay thấp mà đặc biệt chú trọng năng lực của ứng viên thế nào. Vì vậy học trường nào, học ngành nghề gì không quan trọng mà quan trọng là thái độ học tập, lĩnh hội kiến thức chuyên môn và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) khẳng định bằng TC-CĐ hay ĐH đều có giá trị như nhau và nó không quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp. Chọn học ĐH là tốt, song cũng phải cân nhắc ở xu hướng tuyển dụng và thị trường lao động để tránh ra trường thất nghiệp.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)