Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lấy độc trị độc!

Tạp Chí Giáo Dục

Thực tế từ những vụ học sinh (HS) ẩu đả, kết bè kết phái đánh lộn diễn ra trong thời gian qua cho thấy trường nào càng có nhiều HS yếu về học lực, kém về đạo đức thì càng có nguy cơ bạo lực cao.
Những trường có đông HS này là các trung tâm GDTX, các trường trung cấp nghề… ThS. Trần Ngọc Trình – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn tâm tư: “Trường tôi phải “gánh” những em HS không vào được các trường THPT công lập nên rất phức tạp. Tôi thường nói với giáo viên rằng trường mình là trường giáo dục HS chưa ngoan”.
Bằng chứng là ngày 18-11-2010, N.V.D – HS lớp 10 Trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn đã đâm chết em Đ.H.T – HS lớp 10 A14 Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm. Nguyên nhân là do T. mâu thuẫn với bạn cùng lớp là N.P.N.U (bạn gái của D.). Cùng đi với D. có N.H.N (bạn cùng trường).
Để khắc phục tình trạng bạo lực học đường, ngay từ đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu Trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lập danh sách những HS chưa ngoan của lớp mình. Sau đó bằng nhiều biện pháp tìm cho được “thủ lĩnh ngầm”. Kết quả là trường đã tìm ra được 35 “thủ lĩnh ngầm”.
“Chúng tôi đã thành lập tổ phòng chống bạo lực học đường từ những em này. Song song đó là phối hợp với công an địa phương tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Hình sự tới các em. Kết quả là an ninh, trật tự trong trường học và xung quanh cổng trường (trong vòng bán kính 1km) rất tốt”, ThS. Trần Ngọc Trình cho biết.
Biện pháp “lấy độc trị độc” đã tỏ ra rất hiệu quả đối với công tác phòng chống bạo lực học đường ở Trường Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn. Đây là một bài học để các trường, nhất là những trường có nhiều HS yếu về học lực, kém về đạo đức học tập.
Gia Nguyên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)