Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ với cán bộ quản lý giáo dục giảm sút uy tín

Tạp Chí Giáo Dục

T năm hc này, ngành giáo dc TP.HCM s nghiên cu, đ xut ly phiếu tín nhim gia nhim k vi cán b qun lý gim sút v uy tín, điu hành công vic nhà trưng thiếu hiu qu, có dư lun xu kéo dài làm nh hưng đến uy tín ca trưng và ngành giáo dc.


Đi mi s dng, b nhim, b nhim li cán b qun lý giáo dc là nhim v trng tâm ca TP.HCM năm hc 2022-2023

Ông Tống Phước Lộc – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, năm học 2022-2023 việc đổi mới công tác tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và bổ nhiệm nhà giáo, cán bộ quản lý tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM.

Thời gian qua, việc lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý ngành giáo dục được TP.HCM thực hiện theo Nghị định 115 và Nghị định 138 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Trong đó, năm 2020, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có Quyết định số 3205 về ban hành quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo, viên chức quản lý các đơn vị trực thuộc sở. Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục được thực hiện vào cuối mỗi nhiệm kỳ. Công tác bổ nhiệm lại được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan, dân chủ với trình tự, thủ tục như với công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý.

“Để được bổ nhiệm lại, cán bộ quản lý phải đảm bảo đủ các điều kiện: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại; Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao; Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định pháp luật” – ông Lộc thông tin.

Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá: Thời gian qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã phát huy tối đa tính dân chủ trong đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ quản lý tại cơ sở. Trên thực tế, một số trường hợp cá biệt cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đến cuối nhiệm kỳ đã không được bổ nhiệm lại vì tín nhiệm thấp.

“TP.HCM luôn nhìn nhận, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao được chất lượng đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, tránh sức ỳ, đảm bảo lựa chọn được những cán bộ quản lý có đức, có tài. Chính vì thế, từ năm học 2022-2023, với những trường hợp cán bộ quản lý trong thời gian công tác giảm sút về uy tín, điều hành công việc nhà trường thiếu hiệu quả, có dư luận xấu kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín của trường và ngành giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ nghiên cứu và đề xuất lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ đối với những trường hợp đặc biệt này” – ông Lộc nhấn mạnh.

Ông Tống Phước Lộc khẳng định, đổi mới giáo dục hiện đang là yêu cầu cấp thiết và cán bộ quản lý phải là những người tiên phong, từ đó mới tạo được lửa đổi mới trong các nhà trường. Điều quan trọng nhất là cán bộ quản lý phải xây dựng được môi trường giáo dục để thầy cô được lắng nghe, đóng góp, chia sẻ, giúp quá trình đổi mới của mỗi nhà trường thêm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của trường.

“Để đảm bảo quyền lợi giáo viên, tiếng nói giáo viên được phát huy một cách dân chủ, khách quan, hiệu trưởng nhà trường phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, việc quản lý đơn vị cần tuân thủ theo đúng pháp luật, quy trình; các khiếu nại, phản ánh của giáo viên phải được lắng nghe, giải quyết thỏa đáng; xây dựng văn hóa cơ sở, quy tắc ứng xử phù hợp với đơn vị nhà trường… Việc khen thưởng, kỷ luật phải khách quan, kịp thời, công tâm, có hiệu quả để động viên, tiếp thêm “lửa” cho thầy cô, giúp thầy cô thêm hiểu và đồng hành. Mục tiêu duy nhất là hướng đến phát triển nhà trường, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh rèn luyện, học tập…” – ông Tống Phước Lộc nêu rõ.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)