Y tế - Văn hóaThư giãn

Lễ hội múa rối TP.HCM năm 2019

Tạp Chí Giáo Dục

Mt tiết mc ti L hi múa ri TP.HCM ln 1 năm 2018

Lễ hội múa rối TP.HCM lần 2 năm 2019 sẽ diễn ra trong ba ngày 27, 28, 29-12, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đây là một trong những hoạt động nhằm tạo ra một sân chơi giao lưu văn hóa nghệ thuật bổ ích, mới lạ và thiết thực cho múa rối Việt Nam vào dịp chuẩn bị đón chào năm mới 2020 với nhiều ước mơ và hoài bão lớn.

NSND Vương Duy Biên – nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng đạo diễn Lễ hội múa rối TP.HCM cho biết, lễ hội năm nay có sự tham gia của các đoàn múa rối có tuổi đời, tuổi nghề lâu năm như Nhà hát múa rối Việt Nam, Nhà múa rối Thăng Long, Nhà múa rối Hải Phòng, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam…

Ngoài ba sân khấu chính hoạt động liên tục, lễ hội múa rối còn có nhiều hoạt động bên lề liên quan đến rối, tạo điều kiện cho khán giả từ trẻ em đến người lớn tiếp cận. Thậm chí, giúp công chúng tìm hiểu rối dân gian được làm từ khúc gỗ như thế nào, sự sáng tạo của các nghệ nhân, rồi lắp ráp ra sao, không gian múa rối có sự tương tác nhiều hơn giữa nghệ sĩ và khán giả, đặc biệt là khán giả nhí.

NSND Vương Duy Biên cho biết thêm, sẽ làm mới các tiết mục hiện đại bên các tiếc mục dân gian, để cho sự phát triển tiếp nối của một loại hình nghệ thuật đương đại, tiếp cận được với cuộc sống hiện đại, tiếp cận được tư duy của các cháu, các em đối với các vấn đề của xã hội. Và ông còn hy vọng sau lần thứ hai này, quy mô lễ hội được mở rộng, mong muốn mời các nghệ sĩ múa rối ở các nước đến giao lưu.

Theo đạo diễn Chánh Trực, điểm mới của lễ hội múa rối năm nay là làm tròn chữ “lễ hội”, tức là làm cho hay, thu hút đông đảo khán giả đến xem, chụp hình. Và mong muốn đây thật sự là ngày hội đúng nghĩa của họ, được xem rối, được chơi với rối, giao lưu nghệ nhân…

“Tôi mong muốn, ngoài việc các nghệ sĩ của các đoàn múa rối vào TP.HCM biểu diễn cho lễ hội, đây còn là dịp các đoàn tự giới thiệu mình, quảng bá chính mình đến các công ty tổ chức sự kiện, có thêm nhiều cơ hội biểu diễn”, đạo diễn Chánh Trực nhấn mạnh.

Bà Trần Nhật Tuyên – Trưởng ban tổ chức Lễ hội múa rối TP.HCM cho biết, các chương trình biểu diễn trong lễ hội sẽ dành 50% thời gian cho việc tương tác, giao lưu với khán giả. Khán giả sẽ được mời lên sân khấu trải nghiệm, tìm hiểu về văn hóa múa rối nước của Việt Nam. Từ đó, giúp người dân, du khách trong và ngoài nước hiểu biết nhiều hơn về di sản văn hóa múa rối nước của Việt Nam.

K.N

 

Bình luận (0)