Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lễ khai giảng trang trọng, năm học mới thành công!

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu ngưi khá cc đoan khi nhn xét v các bui l hin nay nhà trưng ph thông, trong đó có l khai ging. Nhưng tôi thì khác, tôi thy các bui l hin nay đã thay đi rt nhiu, ngn gn hơn và ý nghĩa hơn.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Hu (Q.9, TP.HCM) chào c trong bui l khai ging năm hc mi (nh minh ha)Ảnh: Y.Hoa

Lý do mà đa số mọi người phàn nàn là tổ chức tốn kém, chương trình lễ dài, giáo viên và học sinh phải ngồi dưới trời nắng… Đó là những nhận xét không sai về các năm trước đây. Một giáo viên dạy văn tại một trường phổ thông cho biết: “Năm ngoái, tôi được giao nhiệm vụ đại diện cho giáo viên viết bài và phát biểu trong buổi lễ khai giảng. Thấy được thực tế rất nhiều bài phát biểu giống nhau, nhất là các từ “kính thưa…” quá dài dòng, nên tôi viết thật gọn. Nhưng ban tổ chức lễ vẫn điều chỉnh thêm vào cho “có trước có sau”, “có trên có dưới”. Vì thế, chỉ tính các từ ngữ nghi thức này đã chiếm mất gần một phần tư bài phát biểu”. “Thật là quá khuôn sáo, đơn điệu, quá mất thời gian!”, giáo viên này nói thêm. Đúng thế, nhìn vào các buổi lễ khai giảng hiện nay ở nhà trường từ hầu hết các bậc học, mặc dù đã có cải thiện, song chúng ta còn thấy một thực tế là quá rườm rà, máy móc, hình thức, nhàm chán và buồn tẻ, vì chưa tạo được niềm vui cho người học trong ngày khai giảng. Nhiều buổi lễ chỉ nghe toàn báo cáo, phát biểu, dặn dò, mà thiếu không khí hứng khởi, tươi vui. Vì thế, người dự, nhất là học sinh, cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, nhiều khi phải ngồi phơi dưới nắng hàng giờ. Cho nên ngày khai giảng như thế nặng về “lễ” mà thiếu tính chất của ngày “hội”, thiếu không khí vui tươi.

Đ có đưc nim vui trong ngày khai ging trưc hết phi xác đnh đây là ngày hi đến trưng ca ngưi hc, vì hc sinh. Nên t chc ngn gn, cn thiết mà ý nghĩa, trang nghiêm.

Nhưng theo tôi, đấy chưa phải vấn đề cốt lõi, mà điều quan trọng là cách tổ chức làm sao để không đơn điệu, nhàm chán, tạo nhiều hứng thú cho người tham dự, có chiều sâu về nội dung để nhà trường, phụ huynh và học sinh có được phương hướng hoạt động, phấn đấu, tạo được khí thế sảng khoái, không khí vui vẻ mở đầu cho năm học mới. Để có được niềm vui trong ngày khai giảng trước hết phải xác định đây là ngày hội đến trường của người học, vì học sinh. Nên tổ chức ngắn gọn, cần thiết mà ý nghĩa, trang nghiêm. Cần tạo được không khí vui tươi, phấn khởi, tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, lành mạnh dựa trên đặc trưng riêng của từng địa phương. Đây cũng là yêu cầu mà Bộ GD-ĐT nêu trong văn bản hướng dẫn các trường trên cả nước thực hiện năm nay. Như vậy, cùng với niềm hoan hỉ vì được nghỉ dài hơi trong hè (do không phải học hè sớm như các năm trước), nếu lễ khai giảng năm nay có sự đồng lòng “lột xác” trong tổ chức, người học sẽ có được niềm vui ở những buổi đầu đến lớp của một năm học đang trên lộ trình đổi mới toàn diện của giáo dục quốc gia.

Giáo viên chủ nhiệm và bảo mẫu tại một trường tiểu học ở Q.Tân Bình (TP.HCM) cho rằng: “Đối với học sinh lớp 1, các em thường rất e dè, nhiều khi có cảm giác “sợ” trường lớp. Vì thế những ngày mới nhập học, nhà trường phải mở rộng hết vòng tay để tạo sự gần gũi, yêu thương với các em. Phụ huynh cũng nên theo các em những ngày này, dẫn các em tham quan, tìm hiểu trường lớp, thầy cô trước khi nhập học, khai giảng…”. Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THPT ở Q.Tân Phú (TP.HCM) nói: “Không chỉ trong lễ khai giảng mới cần thiết tạo cho học sinh sự vui tươi, đầm ấm. Mà ngay những buổi học nội quy nhà trường trước đó, các trường phổ thông cũng cần đan xen các chương trình vui chơi giải trí, văn nghệ vào giữa buổi cho học sinh, nhất là các em lớp 10, để tạo không khí thân mật, gần gũi, hứng khởi cho các em”.

Trn Nhân Trung

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)