Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Lên đời cho…”xế điếc”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Ò, ó, o…!” – Âm thanh kì lạ phát ra từ chiếc xe đạp điện, giữa trưa khiến nhiều người đi đường không khỏi giật mình.

Sau âm thanh “gà gáy” đó, L (lớp 11 trường Á Châu – Q.3) tiếp tục gây sốc bằng việc nhỏng một bánh lên cao rồi kéo tay ga khiến chiếc xe cứ giật nảy lên từng hồi như bị…điện giật. Đến ngã tư, chợt có chiếc xe khác băng ngang, L thắng lết bánh, mất đà nên ngã lăn quay. “Bộp… bộp…!” – bình điện và vài món phụ tùng bất ngờ rơi lăn lóc xuống đường, xe đạp điện của L lộ nguyên hình là “xế điếc lên đời”…

Khi “xế điếc” thành “xế điện”

Cú “ngã ngựa” của L lập tức bị cậu bạn trong nhóm trêu: “Dân chơi mà sợ…tiền rơi, không chịu tút xe trọn gói, giờ đo đường, khổ chưa!”. Vừa lồm cồm nhặt lại phụ tùng xe, L vừa nhăn nhó: “Tại ông thợ ở tiệm nói chỉ cần gắn thêm vài thứ của xe đạp điện vào thì xế điếc sẽ vọt như…xe gắn máy. Xe tui tút vậy mà cũng đi đứt hơn 2 triệu chứ ít gì!”. Tuy nhiên, L cũng phải công nhận vì không đủ tiền tân trang toàn bộ chiếc xe mà chỉ lắp ghép theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nên thỉnh thoảng phụ tùng bị…rụng là chuyện thường.

Sau sự cố, L dắt chiếc xe “ba rọi” của mình đến một tiệm khác trên đường Võ Thị Sáu để tút lần nữa. Ở đây, chủ tiệm giới thiệu những món đồ mới mà theo ông là hàng xách tay từ Nhật: hệ thống tự sạc, đùm số giúp xe chạy có trớn… Mỗi loại phụ tùng được tiếp thị với giá từ 300.000 – 1.800.000 đồng, nếu thay trọn gói thì giá xê dịch trong khoảng từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.  

Thấy L ngần ngừ vì giá tút “xế điếc” gần bằng với giá mua chiếc xe đạp điện mới, chủ tiệm bồi thêm: “Xe tân trang ăn điểm ở chỗ có xì – tai riêng, không bị đụng hàng”. Rồi ông thuyết phục L gắn thêm hai bình ắc qui chì khô giúp xe tiết kiệm điện và chạy nhanh hơn. L hỏi: “Xe tân trang xong bảo hành bao lâu?”. “Bảo hành dài hạn, xe có vấn đề gì cứ mang tới đây làm lại miễn phí”. L lầm bầm: “Tiệm lần trước cũng bảo hành bằng miệng như thế, nhưng chẳng có giấy tờ gì chứng minh nên khi xe trục trặc, sửa tới đâu họ tính tiền tới đó”. Nỗi khổ của L còn là việc bị bạn bè nói chảnh vì không thể chở ai sau xe. L thanh minh: “Nghe thợ nói xe đạp lên đời không được phép chở nặng vì bình điện sẽ xuống rất nhanh, nếu hư phải thay đồ mới tốn tiền cả triệu”… Anh Thanh Tuấn – nhân viên bảo hành và sữa chữa xe đạp điện ở Q. Phú Nhuận cho biết: “khi tân trang xe đạp thành xe đạp điện buộc phải tháo hầu hết các bộ phận quan trọng như: sườn, đùm… để gắn mạch, bình điện, tay ga… dẫn đến lớp sơn bên ngoài xe đạp rất dễ bị trầy tróc”…

Bình cũ rượu mới

T (lớp 11 trường An Đông – Q.5) sở hữu chiếc xe đạp điện Trung Quốc. Gần đây, nghe nói nếu thay thế một số phụ tùng của Nhật vào thì xe chạy sẽ “bốc” hơn, T tìm đến dịch vụ này liền. Thế nhưng, sau khi được “lên đời”, “xế cưng” của T chỉ “bốc” được thời gian ngắn rồi… “nằm vạ” luôn. Tức hơn là khi mang xe đến nơi bán để được bảo hành, T mới phát hiện phuộc nhún (với tác dụng chống sốc) chiếc xe của mình đã bị “luộc” từ lúc nào.

Cẩn thận hơn, trước khi “lên đời” chiếc xe đạp điện Trung Quốc của mình, A (lớp 11 trường Nguyễn Khuyến – Q. 10) đã đích thân đi mua linh kiện mang đến tiệm và ngồi suốt buổi xem thợ làm. Thế nhưng, những thứ phụ tùng mà A thay thế đã không làm chiếc “xế điện” hoạt động tốt hơn; ngược lại còn thường xuyên bị chập mạch do “kị rơ” với những món đồ của xe “zin”. Đã vậy, chiếc xe đạp điện gọn nhẹ ngày nào giờ trông cứ như… xe kẹo kéo bởi một đống dây điện lằng nhằng không biết “cất” vào đâu. Nguyên nhân là do A đã mua phải những linh kiện có kích cỡ quá lớn. Mà “hàng mua rồi miễn trả lại”, tiếc tiền, bạn đã yêu cầu thợ nhét đại những bộ phận dư thừa vào xe. Hậu quả là “xế cưng” của A không chỉ “xuống sắc” mà còn thường xuyên bị cà giựt, nhất là khi trời mưa…

(Theo Mực Tím)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)