Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lên kế hoạch cho trò để ngày hè thêm ý nghĩa

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa hè đến, điu ph huynh lo lng nht là làm gì đ lp vào khong trng thi gian cho con em mình. Trong khi đó, nhng năm gn đây, k ngh hè khá dài, t cui tháng 5 đến cui tháng 8…


Trong hè, ph huynh đăng ký cho con hc thêm mt môn th thao, ngh thut đ rèn luyn sc khe, k năng sng (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Mùa hè ngày nay đã thêm phn ý nghĩa

Khoảng trên 6, 7 năm trước, hầu như giáo viên và học sinh chẳng biết nghỉ hè là gì. Vì thời gian nghỉ hè ít và học lại khá sớm, khoảng giữa đầu tháng 8 hàng năm. Khổ nhất là những giáo viên “chinh chiến” với học sinh các lớp cuối cấp (lớp 9, lớp 12) thì hầu như không biết mùa hè là gì. Từ 5 năm trở lại đây, tình hình lạc quan hơn, vì người học và người dạy được nghỉ hè dài hơn, từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8.

Được nghỉ dài ngày giúp cho nhiều người có thêm phần ý nghĩa của ngày hè. Theo đó, học sinh có thêm thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Cụ thể, nhiều em có điều kiện đi du lịch dài ngày, có cơ hội trải nghiệm dài ngày ở vùng quê, ở môi trường quân đội. Các em học được nhiều ở các lớp kỹ năng. Hoặc những em lực học yếu kém, hổng kiến thức có thể củng cố vững chắc để tự tin bước vào năm học mới. Còn về giáo viên, thầy cô có điều kiện thực hiện kế hoạch dài ngày mà suốt năm dạy học vất vả khó làm được. Các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có điều kiện tổ chức. Trường học có thời gian để chỉnh trang, tu sửa, tránh tình trạng vừa học vừa bảo trì cơ sở vật chất. Những người làm công tác tổ chức thi cử, tuyển sinh không phải xoay công việc như chong chóng…

Với nhiều ý nghĩa như thế, nên hiệu quả dễ thấy nhất là vào đầu năm học mới những năm gần đây đã bớt đi tình cảnh học sinh còn “ngái ngủ” vì việc học. Bớt đi nét mệt nhọc trên khuôn mặt giáo viên. Ngược lại, trông ai nấy cũng phấn khởi, đầy năng lượng cho một chặng đường phía trước.

Nhiu cái lo khi hc sinh ngh hè dài ngày

Tuy phấn khởi vì được nghỉ hè dài ngày như thế, song nếu không có kế hoạch cho học sinh, thì lại là điều đáng lo. Một phụ huynh có con học lớp 6 nhà sát nhà tôi ở Q.12 (TP.HCM) than thở: “Từ hôm nghỉ hè đến giờ, tôi thấy con gái thường xuyên chơi điện thoại. Có hôm cháu nằm dài trên giường chơi game hàng tiếng đồng hồ, từ sáng đến trưa…”. Thực tế thì rất nhiều phụ huynh, do bận bịu công việc, nên kỳ nghỉ hè dài ngày của con không ai chăm nom, kiểm soát. Đa số phụ huynh coi vật giữ chân con mình trong nhà là cái ti vi, điện thoại, và các em tự do sử dụng mà ít ai kiểm soát. Lúc đầu là những trò giải trí đơn giản, sau đó các em đi đến nghiện các trò chơi game bạo lực, những bộ phim dài tập, thậm chí cả những trang mạng tiêu cực… Một phụ huynh nhà ở Q.Tân Phú (TP.HCM) có con vừa học xong tiểu học cho biết: “Kỳ nghỉ hè của 2 đứa con tôi khá đơn giản, đó là sau một chuyến đi du lịch xả hơi, các cháu chính thức nghỉ hè tại nhà. Tôi cho các cháu học thêm tiếng Anh tại trung tâm 2 buổi chiều, còn lại tự học thêm ở nhà. Nói tự học tại nhà chứ chẳng có kết quả bao nhiêu. Hàng ngày vợ chồng tôi đi làm, ở nhà đứa lớn giữ đứa bé”.

Thực tế trên của phụ huynh là rất phổ biến, trong khi đó đa số phụ huynh, nhà trường cũng như địa phương chưa có một kế hoạch cụ thể để lấp vào khoảng trống đó cho các em.

Cn s quan tâm và gii pháp c th cho k ngh hè ca hc sinh

Quan sát nhiều trường phổ thông, chúng tôi thấy đa số các trường chưa có kế hoạch sinh hoạt hè, hoặc có thì chỉ dừng ở độ hình thức, chưa hấp dẫn với học sinh. Bản thân người viết bài này có 2 đứa con học THCS ở Q.Tân Bình (TP.HCM) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Sau khi dự lễ tổng kết xong, 2 cháu về nhà nghỉ hè mà không hề có thông báo, kế hoạch gì từ nhà trường về sinh hoạt trong hè. Giáo viên chủ nhiệm cũng không hề nhắc nhở. Hoặc nhà trường có hoạt động hè nhưng vì không yêu cầu bắt buộc mà tự nguyện nên rất ít học sinh hưởng ứng tham gia.

Những hoạt động của Đoàn Thanh niên cũng chủ yếu dành cho một số đoàn viên tích cực. Các hoạt động của phường/xã, ở địa phương thì chưa lôi cuốn do cách tổ chức. Các khóa học trải nghiệm cho các em, như học ở môi trường quân đội, nhà chùa… còn quá đặc thù, chưa thật sự phổ biến. Thực tế đó dẫn đến tình cảnh, hoặc là các em vùi đầu vào sách vở để lấp đi khoảng trống ngày hè, hoặc là quá nhàn rỗi và “nhàn cư vi bất thiện”, dễ bị tiêm nhiễm cái xấu bởi các trang mạng xã hội, nghiện ti vi, điện thoại, ngủ “nướng” vô độ, béo phì…

Theo kế hoch năm hc mà UBND TP.HCM ban hành, hc k II năm hc 2023-2024 din ra t ngày 15-1 đến ngày 25-5. Thi gian bế ging năm hc ca các cp hc mm non, tiu hc, THCS, THPT din ra t ngày 26 đến 31-5. Như vy, tùy vào lch bế ging ca các trưng, hc sinh TP.HCM s bt đu ngh hè t ngày 26-5. Trong thi gian ngh hè, các đa phương s t chc tuyn sinh đu cp. Thi gian tuyn sinh kéo dài đến ngày 1-8. Đi vi hc sinh cui cp (lp 9 và lp 12), thi gian ngh hè mun hơn do ôn thi.

Từ thực tế trên, thiết nghĩ các bậc phụ huynh, tổ chức đoàn thể ở địa phương và nhà trường phải có kế hoạch sinh hoạt, học tập trong hè cho học sinh. Các hoạt động ấy phải yêu cầu bắt buộc từ phía nhà trường kết hợp địa phương, có kế hoạch, nhắc nhở, kiểm tra, đánh giá. Nhà trường cũng nên đưa các hoạt động giáo dục (như các lớp kỹ năng, học nghề) trong năm vào hoạt động trong hè để vừa giảm áp lực học tập cho học sinh, vừa lấp khoảng trống nghỉ hè dài ngày ấy.

Quan trọng nhất là vai trò của phụ huynh. Theo đó, phụ huynh không nên phó mặc cho con trong thời gian nghỉ hè mà phải xây dựng một kế hoạch nghỉ ngơi, học tập hợp lý. Đây là dịp rất tốt để trẻ củng cố lại kiến thức bị hổng trong năm và tìm hiểu kiến thức mới cho năm học sắp tới. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ tham gia học một bộ môn thể thao, nghệ thuật, kỹ năng sống, tăng cường thêm kỹ năng ngoại ngữ, hoặc rèn kỹ năng và thói quen đọc sách. Nếu có điều kiện hơn thì cho trẻ đi du lịch để mở mang kiến thức, về quê để thăm nội, ngoại…

Trong buổi lễ tổng kết năm học vừa qua, thầy Phạm Văn Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh,  Q.Tân Phú, TP.HCM) nhắn nhủ với học sinh của trường: “Thầy gửi lời chúc đến các em học sinh toàn trường có một kỳ nghỉ hè thật ý nghĩa, hữu ích. Các em hãy tham gia một hoạt động xã hội như mùa hè xanh, chiến dịch hoa phượng đỏ… Hoặc các em hãy học thêm một kỹ năng sống, về bộ môn nghệ thuật, thể thao và phụ giúp công việc nhà với cha mẹ của mình để mùa hè thật sự ý nghĩa, không bị trôi qua một cách vô vị!”.

Trn Nhân Trung

Bình luận (0)