Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Lịch sử phát triển của phòng thực hành ngôn ngữ

Tạp Chí Giáo Dục

Language Lab cabin cổ điển

Phòng thực hình ngôn ngữ (Language Laboratory) là một phòng học chuyên dùng được trang bị âm thanh hoặc âm thanh – hình ảnh nhằm trợ giúp giáo viên trong việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai (second language) ngoài tiếng mẹ đẻ.
Khởi đầu và sự phát triển của Language Lab cổ điển
Language Lab đầu tiên xuất hiện tại ĐH Grenoble (Pháp) năm 1908.
Đến đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Microsoft cho ra đời hệ phần mềm quản trị mạng Microsoft Window NT phối hợp với IBM thống nhất chuẩn giao tiếp, từ đó mạng LAN (local area network) phát triển rộng khắp.
Trong giáo dục, mạng LAN được ứng dụng rất sớm trong xây dựng phòng học vi tính nối mạng và Language Lab dạng vi tính. 20 năm qua, Language Lab dạng mạng LAN kết nối máy tính cá nhân có trang bị thêm tai nghe và phần mềm bộc lộ những điểm yếu:
Chi phí đầu tư ban đầu cao với 40 chỗ ngồi phải trên 500 triệu.
Chi phí bảo trì, bảo hành phòng máy nối mạng tăng theo thời gian sử dụng.
Chi phí điện năng sử dụng như máy điều hòa, các nguồn cho máy tính khá cao.
Việc quản trị điều hành phòng máy phải do IT chuyên trách làm admin, không thể giao cho tổ ngoại ngữ.
Trong quá trình hoạt động, việc gián đoạn mạng máy tính  thường xảy ra, nhất là khi phục vụ truyền dẫn âm thanh hội thoại.
Tuổi thọ của phòng máy tính nối mạng trung bình khoảng 3 năm là xuống cấp.
Về mặt sư phạm nó hướng tới cá nhân hóa việc học tập nhưng xét chung chưa phù hợp với hình thức lớp học phổ biến trong môi trường giáo dục Việt Nam. Sự tập trung chú ý của học sinh sẽ hạn chế do mỗi em có một màn hình riêng biệt. Việc mỗi em một cabin, một thế giới riêng đi ngược lại với ngôn ngữ giao tiếp hiện đại.
Phòng thực hành ngôn ngữ tương tác
Từ những năm đầu của thế kỷ 21, cách nay gần 10 năm người ta kết hợp công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông thành công nghệ truyền thông thông tin (ICT – Information Communication Technology) đã đẩy khoa học công nghệ ứng dụng vào đời sống con người ngày càng nhiều. Trong đó có phòng Language Lab theo hướng tương tác và công nghệ truyền thông thông tin.
Thành phần của giải pháp phòng Interactive Language Lab theo công nghệ ICT như sau:
Bảng tương tác thông minh (Interactive White Board).
Máy thu hình vật thể (Visualizer).
Máy tính giáo viên (Teacher Computer).
Hệ thống âm thanh ngồi
Hệ thống tai nghe micro và thiết bị điều khiển của học viên và giáo viên.
Phần mềm điều khiển và giảng dạy tiếng Anh (Pháp, Đức, Tây Ban Nha…).
Thiết bị kết nối internet.
Bàn ghế chuyên dụng.
Do ra đời sau và được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến với công nghệ ICT nên Interactive Language Lab khắc phục các khuyết điểm của phòng Language Lab dựa trên máy tính nối mạng. Những ưu điểm vượt trội:
Thân thiện môi trường, tiêu thụ năng lượng thấp nhất.
Công nghệ chạm (touching technology) tiên tiến thay cho nút bấm cơ mau hỏng.
Giao tiếp trực tiếp giữa người học với nhau và giữa giáo viên với học viên ngôn ngữ hình thể được tận dụng trong giao tiếp.
Khai thác triệt để tài nguyên trên internet trong giảng dạy ngoại ngữ.
Đáp ứng hoàn toàn việc rèn luyện các kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết trong giao tiếp.
Tăng cường tối đa hiệu suất việc học thông qua kỹ năng sử dụng phòng Language Lab được hướng dẫn cụ thể bằng video clips.
Chi phí tiết kiệm, hợp lý, tuổi thọ sử dụng cao hơn hẳn so với phòng Language Lab dựa trên mạng máy tính.
Có thể đáp ứng các hình thức trắc nghiệm khách quan: Voice test, Reading and Test, Listening and Test các kết quả ngay sau khi thực hiện trắc nghiệm.
Đáp ứng mọi phần mềm giảng dạy các ngoại ngữ khác nhau. Đặc biệt phần mềm Lang Master đã được sự tín nhiệm của đa số giáo viên và người học trong nhiều năm qua.
Giao diện thân thiện và dễ sử dụng.
Xuân Sáng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)